Site icon Knowledge Base| Kiến thức Dịch vụ P.A Việt Nam

1 số đơn vị đo lường máy tính bạn nên biết

Thời đại ngày càng phát triển, nhu cầu về sử dụng máy tính và công nghệ thông tin tăng cao. Nếu đã ít nhất 1 lần sử dụng máy tính, chắc hẳn bạn cũng đã từng thấy qua các thông số MB, GB, MB/s, Ghz… Các thông số này là gì ? Đây chính là các đơn vị đo lường trong máy tính. Chúng ta cùng tìm hiểu các đơn vị đo lường trong máy tính này nhé.

I. Đơn vị đo lường trong máy tính là gì

Đo lường là một quá trình so sánh giá trị của một cái gì đó chúng ta quan sát với một số tiêu chuẩn đo lường mà chúng ta thường đồng ý là đơn vị đo lường của chúng ta.
Đơn vị đo lường thông tin cơ bản của máy tính hay còn gọi là đơn vị lưu trữ kỹ thuật số. Đây là các phép đo lường chính thức để đo lượng thông tin của dữ liệu trên tất cả các thiết bị điện tử như PC / Laptop, điện thoại thông minh, máy tính bảng…

II. 1 số đơn vị đo lường trong máy tính

 

1. Đơn vị đo lường dung lượng dữ liệu

Bit
Bit là đơn vị nhỏ nhất, có thể lưu trữ một trong hai trạng thái thông tin là Có hoặc Không.

Byte
1 Byte tương đương với 8 Bit. 1 Byte có thể thể hiện 256 trạng thái của thông tin, cho ví dụ như số hoặc số kết hợp với chữ. 1 Byte chỉ có thể biểu diễn một ký tự. 10 Byte có thể tương đương với một từ. 100 Byte có thể tương đương với một câu có độ dài trung bình.

Kilobyte
Đơn vị này được dùng khá nhiều, 1 Kilobyte tương đương 1024 Byte. 1 Kilobyte tương đương với 1 đoạn văn ngắn, 100 Kilobyte tương đương với 1 trang A4.

Megabyte
Là đơn vị được sử dụng nhiều nhất hiện nay, 1 Megabyte tương đương 1024 Kilobyte. Khi máy tính mới ra đời, 1 Megabyte là lượng dữ liệu vô cùng lớn. Ngày nay, dung lượng ổ cứng, phần mềm phát triển. Máy tính có thể lên tới 1TB thì 1 Megabyte là con số quá nhỏ.

Gigabyte
1 Gigabyte tương đương 1024 Megabyte.1 Gigabyte là một thuật ngữ khá phổ biến được sử dụng hiện nay khi đề cập đến không gian đĩa hay ổ lưu trữ. 1 Gigabyte có thể lưu trữ được nội dung số lượng sách có độ dài khoảng gần 10 mét khi xếp trên giá. 100 Gigabyte có thể lưu trữ nội dung số lượng sách của cả một tầng thư viện.

Terabyte
Ngày nay những máy tính có dung lượng trên 1TB đã ra đời, 1 Terabyte tương đương 1024 tỷ (triệu triệu) byte hay 1024 Gigabyte. Đơn vị này rất lớn nên hiện này vẫn chưa phải là một thuật ngữ phổ thông. 1 Terabyte có thể lưu trữ khoảng 3,6 triệu bức ảnh có kích thước 300 Kilobyte hoặc video có thời lượng khoảng khoảng 300 giờ chất lượng tốt. 1 Terabyte có thể lưu trữ 1.000 bản copy của cuốn sách Bách khoa toàn thư Britannica. 10 Terabyte có thể lưu trữ được cả một thư viện. Đó là một lượng lớn dữ liệu.

Petabyte
1 Petabyte xấp xỉ 1024 Terabyte hoặc một triệu Gigabyte. Rất khó để bạn có thể hình dung được lượng dữ liệu mà một Petabyte có thể lưu trữ. 1 Petabyte có thể lưu trữ khoảng 20 triệu tủ đựng hồ sơ loại 4 cánh chứa đầy văn bản. Nó có thể lưu trữ 500 tỉ trang văn bản in kích thước chuẩn. Với lượng dữ liệu này sẽ cần phải có khoảng 500 triệu đĩa mềm để lưu trữ.

Exabyte
1 Exabyte tương đương 1024 Petabyte. Nói một cách khác, 1 Petabyte xấp xỉ 10 mũ 18 byte hay 1 tỉ Gigabyte. Rất khó có gì có thể so sánh với một Extabyte. Người ta so sánh 5 Extabyte chứa được một lượng từ tương đương với tất cả vốn từ của toàn nhân loại.

Zettabyte
1 Zettabyte tương đương 1024 Extabyte. Không có gì có thể so sánh được với 1 Zettabyte nhưng để biểu diễn nó thì sẽ cần phải sử dụng đến rất nhiều chữ số 1 và chữ số 0.

Yottabyte
1 Zottabyte tương đương 1024 Zettabyte. Không có gì có thể so sánh được với 1 Yottabyte.

Brontobyte
1 Brontobyte tương đương 1024 Zottabyte. Điều duy nhất có thể nói về kích thước của 1 Brontobyte là có 27 chữ số 0 đứng sau chữ số 1.

2. Đơn vị đo lường tốc độ đọc/ghi

Cũng tương tự như đơn vị đo lường dung lượng thì đơn vị đo lường tốc độ cũng tính gấp nhau 1024 lần và chính là lưu lượng thông tin nhận được trong thời gian là 1 giây. Ở đây có 2 cách ghi là:

  • Dùng ký tự “/” thường được áp dụng đối với các nước theo chuẩn iso ví dụ MB/s.
  • Dùng ký tự “p” tức là “per” trong tiếng anh ví dụ MBps (MegaByte per second)

Ví dụ 1 SSD có tốc độ 500 MB/s hay 500 MBps tức là mỗi giây sẽ đọc được 500 MegaByte dữ liệu, tốc độ internet là 100 Mb/s (hay 100 Mbps) tức là 100 Megabit dữ liệu mỗi giây.

Các đơn vị đo lường tốc độ đọc/ghi cũng được sử dụng như Đơn vị đo lường tốc độ mạng

3. Đơn vị đo lường tần số

Đơn vị đo lường tần số được sử dụng là hertz  (Hz)
Các bội số của Hz là KHz, MHz, GHz: 

1 Hz = 0.001 kHz (Kilohertz)
1 Hz = 0,000001 MHz (Megahertz)
1 Hz = 0,000000001 GHz (Gigahertz)

Đơn vị đo lường tần số được sử dụng cho tốc độ quét màn hình. CPU, GPU

Tần số quét màn hình

Tần số quét có thể hiểu là số lượng khung hình bạn nhìn thấy được trên màn hình máy tính, laptop trong vòng 1 giây được tính bằng đơn vị Hz (Hertz). Đều là thông số đo khung hình trên một giây, chính vì vậy có rất nhiều người nhầm lẫn tần số quét so với tốc độ khung hình (FPS).  Nếu thông số fps phụ thuộc vào nội dung hiển thị thì tần số quét lại là thuộc tính sẵn có của phần cứng màn hình.

Màn hình có tần số 60 Hz tức là 1 giây sẽ xử lý được 60 khung hình. Các tần số phổ biến sử dụng cho màn hình máy tính hiện này là: 60 Hz, 120 Hz, 144 Hz.

Tần số CPU

Tần số CPU hay còn gọi là tốc độ xung nhịp CPU được đo bằng đơn vị gigahertz hay GHz biểu thị số chu kỳ xử lý mỗi giây mà CPU có thể thực hiện được. Lấy một ví dụ dễ hiểu, một CPU có xung nhịp là 3.4 GHz thì có thể thực hiện 3.400.000.000 chu kỳ xoay mỗi giây.

4. Đơn vị đo lường tốc độ quay ổ cứng

Với ổ cứng HDD, tốc độ nhanh chậm của ổ cứng được thể hiện qua đơn vị đo lường RPM (revolutions per minute) có nghĩa là số vòng quay mỗi phút. HDD hiện nay thường có tốc độ quay là 5400 RPM hoặc 7200 RPM (số vòng quay càng cao thì ổ cứng hoạt động nhanh hơn đôi chút), ngoài ra HDD cũng có nhiều thế hệ để đánh giá khả năng xử lý như trước thì có Sata 1, cao hơn có Sata 2 (tốc độ đọc/ghi 200 MB/s), Sata 3 (tốc độ đọc/ghi 6 Gbp/s).

Với ổ cứng SSD, có cấu trúc khác với HDD, không có ổ đĩa xoay vật lý nào bên trong ổ SSD, thông tin được lưu trữ trong vi mạch nên không sử dụng đơn vị đo lường RPM mà sử dụng đơn vị đo lường tốc độ đọc/ghi đã đề cập tại mục 2

III. Bạn cần biết đơn vị đo lường dữ liệu để làm gì?

 

1. Đối với việc lưu trữ dữ liệu

Việc nắm rõ đơn vị đo lường dung lượng sẽ giúp các bạn đảm bảo tính toán được dung lượng lưu trữ cần sử dụng.

VD: Bạn sử dụng điện thoại cho mục đích quay video. Video được quay bằng điện thoại trong 1 phút với độ phân giải 1080p Full HD ở 60 fps sẽ có dung lượng khoảng 200MB, còn video 4K thì gần gấp đôi dung lượng bên trên. 
Giả sử bạn có một chiếc điện thoại dung lượng 10GB (16GB trừ đi 6GB hệ điều hành) thì nếu quay video Full HD tối đa được khoảng 50 phút, quay video 4K thì chỉ được khoảng 25 phút. 
Nếu bạn không nắm rõ các đơn vị đo lường dung lượng, bạn sẽ không chuẩn bị đủ dung lượng lưu trữ để quay video trong thời gian dài.

2. Đối với việc truyền tải dữ liệu Internet

Khi nắm được các đơn vị đo lường dữ liệu, bạn cũng có thể dễ dàng hiểu được sức mạnh của các loại mạng phổ biến hiện nay mà không cần trở thành một kỹ sư CNTT.

VD: Giả sử nhà bạn đăng ký gói Internet tốc độ 80Mbps thì bạn có thể tải một bộ phim 4K dung lượng khoảng 5GB với độ dài “một tiếng” trong chỉ khoảng 9 phút – một tốc độ nhanh khủng khiếp.
Nếu bạn đã nắm rõ các đơn vị đo lường dữ liệu, bạn sẽ dễ dàng tính toán:
5 GB = 5120 MB
80 Mbps (megabit/giây) = 10 MBps (megabytes/giây)
Thời gian download: 5120 MB / 10 MBps = 512 giây = 8,53 phút (con số này là tương đối vì còn phụ thuộc 1 số yếu tố khác như địa điểm đặt server trong nước hay quốc tế, tốc độ cam kết trong nước và quốc tế của ISP, giới hạn tốc độ download của server…)

Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn các đơn vị đo lường trong máy tính. Xem thêm các bài viết khác tại đây

P.A Việt Nam cung cấp đa dạng các Plan Hosting đáp ứng yêu cầu của khách hàng
Hosting Phổ Thông
Hosting Chất Lượng Cao

Tham khảo các ưu đãi: https://www.pavietnam.vn/vn/tin-khuyen-mai/

Rate this post
Exit mobile version