Bạn Tìm Gì Hôm Nay ...?
Tất cả đều có chỉ trong 1 nốt nhạc !
Nếu cần hỗ trợ chi tiết gọi 1900 9477
Classic Editor là một plugin chính thức được duy trì bởi nhóm WordPress giúp khôi phục trình chỉnh sửa WordPress (“cổ điển”) trước đó và màn hình “Chỉnh sửa bài đăng”. Nó cho phép sử dụng các plugin mở rộng màn hình đó, thêm các hộp meta kiểu cũ hoặc phụ thuộc vào trình chỉnh sửa trước đó.
Classic Editor là một plugin WordPress chính thức và sẽ được hỗ trợ và duy trì đầy đủ cho đến năm 2024 hoặc miễn là cần thiết.
Trong nháy mắt, plugin này có thể thêm vào như sau:
Ngoài ra, plugin Trình chỉnh sửa cổ điển bao gồm một số bộ lọc cho phép các plugin khác kiểm soát cài đặt và lựa chọn trình chỉnh sửa cho mỗi bài đăng và mỗi loại bài đăng.
Theo mặc định, plugin này ẩn tất cả chức năng có sẵn trong trình chỉnh sửa khối mới (“Gutenberg”).
Kể từ khi phiên bản 5.0 được WordPress chính thức nâng cấp vào ngày 6/12/2018, thì trong đó có một sự nâng cấp đang chú ý đó là trình soạn thảo mặc định Classic Editor được nâng cấp thành Gutenberg.
Việc thay thế này nhằm cải tiến trình soạn thảo mới mẻ và nhiều tính năng hơn, nhưng có vẻ nó không thật sự làm hài lòng phần lớn người dùng, bởi trình soạn thảo mới này quá khác biệt với trình soạn thảo cũ, dẫn đến nhiều người dùng vẫn chưa thể làm quen với nó. Do đó, nhiều người dùng muốn quay trở lại trình soạn thảo cũ để dễ dàng sử dụng hơn, và nếu bạn là một trong số những người dùng này thì có thể tham khảo các cách chuyển đổi theo hướng dẫn bên dưới
Để chuyển trình soạn thảo mới (Gutenberg) về trình soạn thảo cũ ( Classic Editor) chúng ta sẽ có 2 cách, Kỹ thuật PA sẽ hướng dẫn sử dụng Classic Editor trên wordpress 5.0 với 2 cách vô cùng đơn giản. Đó là cài đặt Plugin hoặc chỉnh sửa trực tiếp code trong File function.php của theme đang sử dụng.
Bước 1: Đăng nhập Admin website
Bước 2: Chọn cài mới PLugin
Bước 3: Cài đặt Classic Editor
Nếu như bạn không muốn sử dụng Plugin để vô hiệu hóa trình soạn thảo mới (Gutenberg) , thì chúng ta vẫn còn cách khác để thực hiện. Đó chính là chèn đoạn Code bên dưới vào file function.php của theme đang sử dụng.
add_filter(‘use_block_editor_for_post’, ‘__return_false’);
Cách này sẽ thao tác nhanh hơn và cũng sẽ tương tự như cách 1 là vô hiệu hóa trình soạn thảo mới, và mang trình soạn thảo cũ trở lại mà không cần phải cài đặt Plugin. Tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng cách này nếu bạn là người có kiến thức về website, hiểu rõ cấu trúc và vị trí code. Vì nếu thao tác sai có thể sẽ gây lỗi website không đáng có.
Ở trên là 2 mang trình soạn thảo cũ trở lại trên các phiên bản WordPress 5.x, các bạn có thể tham khảo và áp dụng cách mà mình cảm thấy thuận tiện nhất nhé. Chúc các bạn thành công.
Tham khảo các dịch vụ Hosting P.A tại đây
Tham khảo các ưu đãi: https://www.pavietnam.vn/vn/tin-khuyen-mai/
Bài viết hướng dẫn liên quan đến linux hosting các bạn có thể tham khảo tại đây.