Bạn Tìm Gì Hôm Nay ...?
Tất cả đều có chỉ trong 1 nốt nhạc !
Nếu cần hỗ trợ chi tiết gọi 1900 9477
là chương trình gián điệp được tích hợp vào nhân của phần mềm với nhiều mục đích khác nhau. Trong đó có mục đích tốt cũng như mục đích xấu. Chương trình này có thể xuất hiện ở mọi thiết bị từ điện thoại của bạn, laptop cho tới router mạng miễn là những nơi đó có sự tồn tại của ứng dụng/phần mềm.
Nhiệm vụ của Backdoor là lấy tin tức của người đang sử dụng phần mềm, sau đó thực hiện một số thao tác nào đó như gửi thông tin lên server để lưu trữ. Thực chất thì backdoor là trao đổi dữ liệu giữa người dùng phần mềm và server.
Hiểu theo cách khác, Backdoor là khái niệm được sử dụng để chỉ 1 loại Trojan được tích hợp vào nhân phần mềm nhằm phục vụ nhiều mục đích khác nhau của người dụng. Thông thường thì việc xác định 1 ứng dụng, phần mềm có an toàn đã khó khăn, việc tìm Backdoor lại nan giải hơn gấp nhiều lần.
Backdoor là cách vượt qua các hàng rào bảo mật để có thể xâm nhập vào các thiết bị và phần mềm nào đó. Sau khi cài đặt Backdoor, một cổng dịch vụ sẽ tự động mở ra và cho phép người dùng tạo Backdoor kết nối từ xa tới phần mềm và từ đó thực hiện các lệnh của người dùng đưa ra 1 cách dễ dàng.
Tùy vào mục đích sử dụng, Backdoor được chia thành hai loại: Backdoor có hại và Backdoor vô hại.
1. Backdoor vô hại
Các nhà sản xuất phần mềm hoặc phần cứng thường cài đặt Backdoor vào sản phẩm (một cách không công khai) để theo dõi, cập nhật phần mềm từ xa, tìm nguyên nhân lỗi và thực hiện bảo trì bảo dưỡng.
Trong doanh nghiệp, Backdoor thường được cài vào máy tính và điện thoại (công) của nhân viên với cùng mục đích nêu trên. Nhưng điều này cần được nêu trong hợp đồng lao động hoặc quy định của doanh nghiệp, và được thực hiện dưới sự đồng ý của người nhân viên.
2. Backdoor gây hại
Loại Backdoor này chính là một chương trình gián điệp thực thụ. Một khi xâm nhập vào thiết bị, nó sẽ thực hiện các truy cập bất hợp pháp, đánh cắp thông tin người dùng (tin nhắn, thẻ tín dụng, các thông tin nhạy cảm khác). Đôi khi nó còn mở “cửa hậu” để tuồn các mã độc khác vào nhằm chiếm quyền điều khiển từ người dùng.
Không dễ gì phát hiện được Backdoor vì chúng có phương thức hoạt động rất kín đáo. Backdoor được đánh giá là mối đe dọa có độ nguy hiểm và mức phổ biến đứng thứ trong các loại mã độc.
1. Backdoor gây hại
Backdoor gây hại là những gián điệp cực kỳ tinh vi, sử dụng nhiều chiêu bài để thâm nhập vào thiết bị, chẳng hạn như đính kèm link trong email hoặc ẩn mình trong các file tải xuống. Để giải quyết bài toán “bảo tồn và duy trì nòi giống”, Backdoor tự sao chép và lây lan sang các hệ thống liên quan khác mà không cần bất kỳ lệnh bổ sung nào từ kẻ đã tạo ra chúng.
Một ví dụ phổ biến nhất về con đường thâm nhập của Backdoor độc hại đó là khi bạn tải một phần mềm vi phạm bản quyền, mã độc đã theo đó mở một Backdoor trên thiết bị của bạn và tùy ý làm mọi điều nó muốn mà chẳng sợ bị phát hiện.
Khả năng ẩn nấp tài tình này của Backdoor liên quan đến một gói phần mềm độc hại có tên là Rootkit. Một khi Backdoor đã “bước chân” vào nhà bạn, nó nhanh chóng kích hoạt Rootkit để giữ “cửa hậu” luôn mở. Hơn nữa, nó còn che giấu các hoạt động Internet bất thường để giúp Backdoor không bị người dùng và hệ điều hành họ đang sử dụng phát hiện.
2. Backdoor vô hại
Backdoor vô hại được xem như một thủ tục trong quá trình sản xuất của các nhà phát triển phần cứng, phần mềm. Ngoài các chức năng đã nêu ở phần đầu, Backdoor này đôi khi được tạo ra chỉ nhằm mục đích dự phòng. Nhưng cần lưu ý rằng, không ai chắc chắn Backdoor vô hại này có thể rơi vào tay bọn tội phạm mạng hay không?!
Đó cũng chính là lý do Apple, Facebook và Google đã từ chối lời yêu cầu của Five Eyes (Hiệp ước chia sẻ thông tin tình báo của 5 nước Hoa Kỳ, Anh, Canada , Úc và New Zealand) về việc mở Backdoor trong dịch vụ của họ, mặc dù các thuyết phục về lợi ích mà nó mang lại (ví dụ hỗ trợ thu thập bằng chứng trong quá trình điều tra tội phạm).
Thông qua Backdoor, hacker có thể khai thác thông tin người dùng (thông tin cá nhân, sở thích truy cập Internet, tài khoản, mật khẩu, mã số thẻ,…, nói chung là bất kỳ thứ gì có giá trị với bọn chúng).
Hoặc phức tạp hơn, chúng sẽ dùng Backdoor làm bàn đạp để đưa các phần mềm độc hại khác vào (như Ransomware, Spyware, Cryptojacking,…)
Tham khảo thêm các kiến thức khác tại đây
P.A Việt Nam cung cấp đa dạng các Plan Hosting đáp ứng yêu cầu của khách hàng
Hosting Phổ Thông
Hosting Chất Lượng Cao
Tham khảo các ưu đãi: https://www.pavietnam.vn/vn/tin-khuyen-mai/