Cách để Google lập chỉ mục trang website nhanh nhất

  • Thursday 05/10/2023

Bạn thắc mắc bài viết website chưa được hiển thị trên Google Search? Webste chưa được xuất hiện trên Google? Bạn chưa biết cách thêm lập chỉ mục để hiển thị website nhanh hơn trên Google. Vậy làm thế nào để lập chỉ mục cho website được nhanh chóng và hiệu quả? Theo dõi nội dung dưới đây để PA Việ Nam trả lời cho bạn câu trả lời chính xác nhé.

I. Lập chỉ mục là gì?

Lập chỉ mục là quá trình cực kỳ quan trọng cho SEO bởi Google sẽ trả về những kết quả tìm kiếm liên quan đến việc truy vấn của người dùng, sau đó hỗ trợ thúc đẩy lượng truy cập đến website của bạn. Khi một trang web đã được chính Google lập chỉ mục thì điều này cũng có nghĩa là trang web đó đã được đưa vào trong cơ sở dữ liệu của nội dung mà người xem có thể tìm kiếm.

II. Kiểm tra website đã lập chỉ mục trên Google hay chưa?

Chỉ mục của Google giống như một thư viện khổng lồ và thậm chí còn lớn hơn tất cả các thư viện trên thế giới cộng lại. Trong các chỉ mục này có chứa hàng trăm tỷ trang và được Google sắp xếp một cách rất khoa học. Khi người dùng tiến hành tìm kiếm một vấn đề nào đó, hệ thống sẽ tự động sàng lọc để đưa đến bạn những trang được đánh giá là có liên quan nhất.

Tuy nhiên, nội dung trên mạng luôn được thay đổi một cách nhanh chóng theo từng giờ, từng phút, thậm chí là từng giây nên để đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng, Google phải liên tục tìm kiếm các nội dung mới và đồng thời cập nhật lại những nội dung đã bị xóa. Vì vậy, bạn cần thường xuyên kiểm tra và cập nhật các trang đã index trên Google hay chưa.

Cách 1: Sử dụng lệnh site:domain

Đầu tiên, bạn hãy truy cập vào Google và nhập vào thanh tìm kiếm cú pháp “site:domain”, chỉ khác là bạn hãy thay domain bằng tên website của mình, ví dụ: site:pavietnam.vn. Lúc này, Google sẽ trả về những kết quả liên quan đến website mà bạn vừa nhập. Screenshot from 2023 09 18 11 23 01 Ngoài ra, còn một cách khác cũng đơn giản không kém đó chính là bạn trực tiếp gõ tiêu đề trang hoặc URL của bài viết mà mình vừa mới cập nhật trên Google: Gõ tiêu đề (Title) của bài viết sao cho đầy đủ nhất và để vào trong dấu ngoặc kép, ví dụ như “Thiết kế website”, …. Screenshot from 2023 09 18 11 27 02 Hoặc bạn cũng có thể nhập URL vào Google rồi để đường link này vào trong ngoặc kép, sau đó nhấn Enter để kiểm tra xem kết quả như thế nào, nếu xuất hiện kết quả như bên dưới thì tức là bài viết đã được lập chỉ mục thành công. Screenshot from 2023 09 18 11 28 38

Cách 2: : Kiểm tra trong Google Search Console

Đầu tiên, bạn cần truy cập và thêm trang website cần quản lý vào Google Console tại trang: https://search.google.com/search-console/about Nếu chưa biết cách thêm thông tin quản lý Google Console thì bạn có thể tham khảo bài viết hướng dẫn thêm website vào Google Console của Pa Việt Nam tại đây.

Nếu đã có thì bẩn chỉ cần đăng nhập với tài khoản quản lý Google Search Console của mình. Tiếp đến, bạn hãy click chọn vào mục “Kiểm tra URL” và nhập URL cần kiểm tra. Nếu URL đã được lập chỉ mục, kết quả sẽ trả lại giống như hình bên dưới. Còn nếu kết quả trả về là “URL in not on Google” thì tức là URL của bạn vẫn chưa được lập chỉ mục Google. Screenshot from 2023 09 21 09 21 05

Cách 3:  Sử dụng SEOquake

SEOquake là một plugin SEO miễn phí được tích hợp trên nhiều nền tảng trình duyệt khác nhau, điển hình như: Google Chrome, Mozilla Firefox, Microsoft Edge, Opera,…. Nhờ sở hữu giao diện đơn giản, thân thiện với người dùng cùng khả năng hỗ trợ tối ưu Onpage mạnh mẽ, công cụ này đã nhanh chóng nhận được nhiều sự yêu thích của các SEOer, kể cả là người mới.

Sau khi thêm công cụ vào trình duyệt Google, biểu tượng SEOquake sẽ ngay lập tức xuất hiện ở góc trên cùng bên phải của thanh tìm kiếm. Lúc này, bạn hãy nhấp vào biểu tượng để có thể xem được các chỉ số về Onpage cũng như index của trang web. Screenshot from 2023 09 21 09 24 07

III. Cách để Google lập chỉ mục trang website nhanh nhất

Thông thường, sau khi hoàn thành xong một bài viết và cập nhật trên website, nội dung đó sẽ được Google cho index một cách tự nhiên. Thế nhưng, việc lập chỉ mục Google cần có thời gian và nếu trang web của bạn là mới, nó sẽ không được lập chỉ mục ngay. Còn có trường hợp, nếu web của bạn không được thiết lập đúng cách để thích ứng với việc thu thập dữ liệu của Google bot thì khả năng lớn trang web đó cũng không được lập chỉ mục.

Vậy nên, để giúp website của mình được lập chỉ mục nhanh hơn thì bạn có thể tham khảo theo những cách mà chúng tôi chia sẻ dưới đây

1. Gửi đường link qua công cụ kiểm tra URL

– Tại trang quản lý của Google Search Console,bạn chọn vào mục ” Kiểm tra URL”:

ttt2 1.png
ttt2 2.png

– Bạn sẽ thêm URL để bắt đàu kiểm tra và Index: – Kết quả hiển thị để Index với Google Search Console, bấm vào mục “Yêu cầu lập chỉ mục”:

ttt2 3.png
top-5-cach-lap-chi-muc-website-nhanh-nhat-tren-google
ttt2 5.png

– Với kết quả trên, bạn đã hoàn tất khai báo Index URL website với Google Search Console.

2. Thêm trang vào Sitemap

Sitemap.xml là một danh sách hoặc một tệp ở định dạng XML có chứa tất cả các webpage mà bạn dự tính sẽ đưa công cụ tìm kiếm thu thập thông tin và tiến hành lập chỉ mục. Vai trò của Sitemap cũng giống như một tấm bản đồ của website được tạo ra để có thể điều hướng Googlebot crawling trên web, từ đó hỗ trợ cho việc thu thập và lập chỉ mục của trang web trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn.

Bạn cũng có thể gửi một số lượng lớn URL cùng một lúc vào trong Sitemap để tăng tốc quá trình lập chỉ mục tổng thể cho website của bạn. Để có thể cho Google biết về Sitemap của website thì lúc này, bạn hãy sử dụng lại Google Search Console thêm một lần nữa, bằng cách thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1: Hãy truy cập vào Google Search Console => Sơ đồ trang web và dán URL sơ đồ trang web của bạn vào phần “Thêm sơ đồ trang web mới”.

Bước 2: Truy cập trang Admin web30s mà bạn đang sử dụng tại mục Quản lý website -> Thiết lập website -> Tab “Cấu hình chung” để lấy thông tin sitemap của website.

Screenshot from 2023 09 21 09 42 20 Sau đó, bạn thêm dường linjk Sitemap lên Google Console và chờ hệ thống Google index cho bạn Screenshot from 2023 09 21 09 44 39

3. Xây dựng liên kết nội bộ phù hợp

Như chúng ta cũng đã biết, Googlebot sẽ hoạt động theo hình thức link to link. Tức là khi trong bài viết của bạn có đặt những anchor text liên kết trỏ sang các bài khác trên website, bot của Google sẽ truy cập vào từ link đó sang bài viết khác. Mỗi một bài viết đã được lập chỉ mục trên web sẽ được mặc định là có riêng một con bot và cứ theo định kỳ (hoặc được gọi) thì chúng sẽ đến để crawl lại bài viết đó. Nếu như trong bài viết đó xuất hiện một liên kết mới thì con bot sẽ chui vào và tiến hành quét bài viết được liên kết này.

Để lập chỉ mục Google được nhanh nhất có thể, bạn nên ưu tiên đi link từ những trang “mạnh”, tức là các trang quan trọng website. Bởi vì khả năng cao là Google sẽ thu giữ thông tin của các trang này nhanh hơn so với những trang bị đánh giá là ít quan trọng hơn. Nhìn chung, điều này trông cũng khá giống với backlink nhưng điểm khác biệt của liên kết nội bộ đó chính là chúng sẽ quan hệ xoay vòng khi các bài viết được liên kết chặt chẽ với nhau, Googlebot trên web sẽ có nhiệm vụ di chuyển tới các bài này để thu thập thông tin. Nhưng với backlink thì nó lại trông giống quan hệ vay mượn hơn, nghĩa là trang web của bạn sẽ phải mượn bot của website để tạo tín hiệu index.

4. Xây dựng backlink cho trang

Ngoài các liên kết nội bộ, bạn cũng cần đi backlink từ các trang khác về website để khi Googlebot truy cập và crawl dữ liệu từ trang khác sẽ truy cập đọc dữ liệu từ trang website của bạn. Backlink ngoài giúp các công cụ tìm kiếm tìm thấy website của bạn nhanh hơn. Cụ thể, các liên kết này thu hút bot tìm kiếm của Google đến website của bạn.

Nếu chúng được đặt một cách tự nhiên và hiệu quả tại nhiều vị trí “đắc địa”, các công cụ tìm kiếm sẽ lập tức giới thiệu web cho người dùng. Nhờ backlink, website sẽ tăng cường khả năng được tìm thấy và được lập chỉ mục nhanh chóng. Ưu điểm này cực kì hữu ích đối với các trang web mới. how backlinks work e1695264965377

5. Xây dựng bộ nhận diện Social Entity hiệu quả

Hiện nay thuật toán của Google về seo backlink bị thay đổi liên tục, các chiến lược seo đã dần thay đổi sang xây dựng các luồng backlink chất lượng, an toàn và tự nhiên nhất cho website. Chính vì vậy Social Entity là cách xây dựng một luồng backlink chất lượng và hiệu quả, đem đến rất nhiều lợi ích cho website. Vì hiện nay Google đánh giá một website lên Top chủ yếu dựa trên mức độ uy tín và tin cậy đền từ các tin tức cũng như backlink bên ngoài của website. cham soc entity 5 Đối với các website mới cần phải xây dựng Social Entity để có thể xác định được vị trí của doanh nghiệp, hay chủ đề mà thương hiệu đang triển khai và hướng đến. Để khi Google không biết doanh nghiệp của bạn là ai thì lúc này Social Entity sẽ phát huy công dụng của nó là thông báo cho Google biết, từ đó website của doanh nghiệp cũng dễ dàng nhận diện thương hiệu hơn và nhanh chóng được lập chỉ mục.

Các bài viết hướng dẫn sử dụng dịch vụ web30s khác:

  1. Kiến thức cơ bản Web30s
  2. Sử dụng hệ thống Web30s phiên bản mới nhất
  3. Quản lý giao diện – Bài 1: Tổng quan chung
  4. Quản lý giao diện – Bài 2: Khải niệm và thao tác Đoạn, Cột, Widget

Xem thêm các chương trình khuyến mãi của P.A Việt Nam tại đây.

 

PA Việt NamWeb30s

5/5 - (1 bình chọn)