Certificate Authority và 1 số tổ chức uy tín

  • Tuesday 28/12/2021

Nhắc đến chứng chỉ SSL, chắc hẳn bạn sẽ nghe nói đến Certificate Authority (hay còn gọi là CA). Vậy Certificate Authority là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Nếu bạn chưa biết về SSL. Có thể tham khảo trước về SSL tại đây

I. Certificate Authority là gì ?

Certificate Authority (CA) là tổ chức đóng vai trò phát hành và chứng thực tất cả các loại chứng thư số, bao gồm chứng thư cho máy chủ, doanh nghiệp, người dùng cá nhân, mã nguồn và phần mềm. Certificate Authority giữ vị trí trung gian để hỗ trợ quá trình trao đổi thông tin trên môi trường internet trở nên an toàn.
Hay có thể hiểu đơn giản, Certificate Authority là cơ quan cấp chứng chỉ số. Đây là các tập dữ liệu dùng chứa thông tin xác minh, nhận dạng để các website, thiết bị, người dùng hiển thị danh tính xác thực trực tuyến. 
Certificate Authority giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động và giao dịch internet. Mỗi năm, Certificate Authority phát hành rất nhiều chứng chỉ số, nhằm mục đích bảo vệ dữ liệu, mã hóa các giao dịch và tạo môi trường an toàn cho mọi hoạt động trực tuyến. 

II. Vai trò của Certificate Authority là gì?

Certificate Authority (CA) giữ vai trò quan trọng trong việc tạo chứng chỉ SSL. Các nhà cung cấp này phải đảm bảo tính chính xác của chứng chỉ đã cấp, thông qua việc xác thực thông tin cá nhân và tổ chức.

Đối với các chứng chỉ SSL dùng để xác thực tên miền, CA sẽ xác minh thông tin của chủ sở hữu, sau đó mới cấp chứng chỉ. Còn chứng chỉ xác thực tổ chức (OV) hay mở rộng (EV), Certificate Authority sẽ thực hiện xác minh nhiều tài liệu về đăng ký kinh doanh. Quá trình kiểm tra rất chặt chẽ và thường mất từ 3 – 5 ngày 

Xét về khía cạnh an ninh mạng, các CA phải đảm bảo chứng chỉ số được cấp cho cá nhân, tổ chức có hoạt động hợp pháp. Vì thế, giai đoạn kiểm tra chứng chỉ số rất quan trọng.

III. Các điểm lưu ý khi chọn Certificate Authority 

Mặc dù có nhiều tổ chức Certificate Authority (CA) nhưng không phải đơn vị nào cũng uy tín và đủ độ tin cậy để bạn chọn lựa. Sau đây là một số yếu tố bạn nên xem xét trước khi chọn Certificate Authority:

  • Sự uy tín: Vì nhu cầu thị trường về chứng chỉ số ngày càng tăng nên số lượng Certificate Authority cũng nhiều không kém. Tuy nhiên, bạn chỉ nên chọn lựa các tổ chức có thương hiệu, uy tín. Thậm chí, đôi khi giá thành của họ không phải rẻ nhất nhưng chất lượng luôn được đảm bảo. 
  • Lịch sử phát triển của nhà cung cấp: Các nhà cung cấp được thành lập lâu năm, có bề dày lịch sử luôn là ưu tiên lựa chọn hàng đầu cho các chủ sở hữu website. Đặc biệt, giữa bối cảnh có nhiều nhà cung cấp mới gây khó khăn cho người dùng trong việc chọn lựa. Vì vậy, bạn cần xem xét cẩn thận và kỹ lưỡng trước khi quyết định sử dụng dịch vụ nhé.
  • Mức độ phổ biến của CA: Độ phổ biến của nhà cung cấp cũng rất quan trọng và đây cũng là thông tin bạn dễ dàng có được thông qua internet hay các hội nhóm về công nghệ. Vì thế, bạn hãy dành chút ít thời gian tham khảo để biết về độ phủ sóng cũng như chất lượng của các Certificate Authority nhé.
  • Chính sách chăm sóc khách hàng: Chính sách chăm sóc khách hàng là một trong những điểm phân biệt giữa CA chuyên nghiệp và không chuyên. Mặc dù, quá trính xác thực chứng chỉ nghiêm ngặt nhưng vẫn tồn tại một vài sự cố khi sử dụng. Do đó, với một CA uy tín, họ sẽ đảm đảm xử lý được các lỗi liên quan đến SSL trong thời gian nhanh nhất. Chính vì lý do này mà hầu hết các doanh nghiệp thường chọn đăng ký SSL của các nhà cung cấp nội địa. Do khi cần sự trợ giúp thì họ sẽ được hỗ trợ nhanh chóng. Còn đối với các nhà cung cấp nước ngoài thì khác biệt về ngôn ngữ giao tiếp, múi giờ,… khiến thời gian xử lý sự cố kỹ thuật kéo dài.
  • Bảo mật: Bạn nên xem xét kỹ biện pháp bảo mật của các CA là gì. Bởi điều này ảnh hưởng đến vấn đề an toàn của cơ sở dữ liệu website.

IV. Ai quyết định CA đáng tin cậy với các chứng chỉ SSL?

Các trình duyệt, hệ điều hành cũng như thiết bị di động vận hành các chương trình ‘membership’ CA đều được ủy quyền khi đáp ứng các tiêu chí để được chấp nhận là thành viên. Sau khi được chấp nhận, CA có thể cung cấp chứng chỉ SSL được các trình duyệt đáng tin cậy và minh bạch. Sau đó, các thiết bị và những người dùng cuối có thể dựa vào SSL đã được cấp để xác minh mức độ uy tín của website.

Tuy nhiên vẫn có 1 số lượng tương đối ít CA được ủy quyền từ các công ty tư nhân cho tới chính phủ. Thông thường Certificate Authority hoạt động càng lâu thì càng có nhiều trình duyệt và thiết bị tin tưởng vào các chứng chỉ mà CA đó phát hành. Để chứng chỉ số SSL tin cậy một cách minh bạch thì chúng phải có khả năng tương thích ngược với các trình duyệt cũ. Đặc biệt là các thiết bị di động cũ. Đó cũng là một trong những tính năng quan trọng nhất mà Certificate Authority có thể cung cấp cho người dùng của mình.

Trong trường hợp các CA không thể đáp ứng được sự tin cậy thì họ sẽ bị tước quyền. Symantec là một những nhà Certificate Authority không lồ cung cấp chứng chỉ SSL và hiện nay thì họ đã bị tước quyền cung cấp bởi không đáp ứng được tiêu chuẩn.

Hơn nữa, trước khi cung cấp giấy chứng nhận kỹ thuật số thì Certificate Authority sẽ tiến hành một số hoạt động kiểm tra danh tính của người nộp đơn. Quá trình kiểm tra này liên quan tới lớp và loại chứng chỉ sẽ được người dùng áp dụng. Cụ thể như: Chứng chỉ SSL domain validated sẽ xác minh quyền sở hữu tên miền trong chứng chỉ SSL. Trong khi Extended Validation SSL lại gồm những thông tin bổ sung về công ty và được CA xác minh thông qua nhiều công đoạn kiểm tra của công ty.

V. Một số tổ chức Certificate Authority uy tín 

Sau đây là danh sách một số nhà cung cấp dịch vụ đăng ký SSL uy tín mà bạn có thể tham khảo.

  • Comodo: Đây là công ty con của Sectigo – một doanh nghiệp hàng đầu về giải pháp bảo mật website. Nhà cung cấp này mang đến giải pháp nhận diện như OV, EV, DV, DV Multi-Domain, cho tất cả các tổ chức thuộc mọi lĩnh vực, quy mô. Hiện nay, Sectigo đã cấp hơn 100 triệu chứng chỉ SSL trên toàn cầu

  • DigiCert: DigiCert thành lập từ năm 2003 và là nhà cung cấp chứng chỉ SSL đa dạng nhất. Tại đây, bạn có nhiều sự lựa chọn như Basic, Business, Pro…

  • GeoTrust: GeoTrust được xem là nhà cung cấp á quân trong top SSL được người dùng đánh giá tốt. GeoTrust chủ yếu cung cấp các chứng chỉ SSL cho khách hàng đã có giấy tờ xác thực.
    Đặc biệt, người dùng rất thích thú và tin dùng chứng chỉ RapidSSL của GeoTrust. Nếu là một khách hàng cá nhân, bạn có thể sử dụng chương trình của nhà dịch vụ này với mức xác thực tên miền (hoặc dùng chứng chỉ SSL cơ bản).
    Quy trình thực hiện rất nhanh gọn, tiện lợi, kèm theo đó là rất nhiều chương trình ưu đãi. Do đó, GeoTrust luôn nhận được đánh giá cao từ phía người dùng.

VI. Quy trình đăng ký SSL với Certificate Authority

Hiện nay, các website đăng ký SSL rất dễ. Dưới đây là quy trình làm việc khi bạn muốn dùng dịch vụ chứng chỉ số SSL.

  • Bước 1: Bạn tạo Certificate Signing Request (CSR) trên máy chủ hoặc trên Control Panel Hosting với domain muốn đăng ký.
  • Bước 2: Nhập CSR theo các hướng dẫn nhận được qua Email.
  • Bước 3: Với mỗi loại SSL khác nhau thì Certificate Authority sẽ gửi email xác nhận đến chủ sở hữu tên miền.
  • Bước 4: Bạn hoàn tất chứng thực domain. Sau đó, kiểm tra Email để nhận thông tin chứng chỉ từ nhà cung cấp CA.
  • Bước 5: Sử dụng trình duyệt để truy cập tên miền và kiểm tra chứng chỉ số SSL. Nếu bạn thấy biểu tượng ổ khóa xuất hiện phía trước tên miền thì domain của bạn đã được đăng ký SSL.

Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Certificate Authority. Từ đó, bạn dễ dàng chọn được một nhà cung cấp uy tín, đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ số SSL để bảo mật dữ liệu website.

P.A Việt Nam giúp các bạn lựa chon chứng chỉ SSL phù hợp với nhu cầu
https://www.pavietnam.vn/vn/tu-van-ssl.html
Tham khảo chứng chỉ số SSL của các hãng bảo mật nổi tiếng
Sectigo – Comodo
Geotrust
Digicert

Rate this post