Cloud Migration là gì? Lợi ích, thách thức và phương thức triển khai

  • Monday 22/01/2024

Cloud Migration là gì? Ưu, nhược điểm và phương thức triển khai

-Trong thời đại công nghệ kỹ thuật số, các doanh nghiệp và các tổ chức thường có xu hướng chuyển dữ liệu lên hạ tầng đám mây (Cloud). Việc chuyển đổi này sẽ giúp doanh nghiệp thu hẹp khoảng cách với khách hàng, giúp họ có thể nghiên cứu thị trường tốt hơn, từ đó tăng tốc phát triển những sản phẩm, dịch vụ phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường.

Bạn đang cân nhắc việc chuyển tất cả dữ liệu và ứng dụng của mình lên đám mây, nhưng chưa thực sự hiểu rõ Cloud Migration là gì? Đừng lo lắng, mọi thông tin cần biết về Cloud Migration sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết này – giúp bạn định hình và nắm bắt được bức tranh toàn cảnh về một trong những xu hướng công nghệ hàng đầu thế giới hiện nay.

Cloud Migration là gì?

– Cloud Migration (Di chuyển sang đám mây) là là quá trình di chuyển dữ liệu và ứng dụng từ hạ tầng on-premises (tại chỗ, trên máy chủ riêng) của một doanh nghiệp hoặc của một cá nhân lên các “đám mây” (Cloud), đảm bảo sự an toàn, nâng cao hiệu suất hoạt động và bảo mật hơn.

Cloud_Migration_h1

Cloud Migration là quá trình chuyển các ứng dụng, dữ liệu và các yếu tố quan trọng khác để hỗ trợ cho việc vận hành của một doanh nghiệp lên các đám mây

Lợi ích của Cloud Migration

– Chuyển đổi hạ tầng và dịch vụ sang môi trường điện toán đám mây (Cloud Migration) mang lại nhiều lợi ích cho các tổ chức và doanh nghiệp như sau:

1. Khả năng mở rộng linh hoạt

– Mỗi doanh nghiệp đều cần thay đổi để đáp ứng xu hướng thị trường. Quá trình này khá tốn kém và mất nhiều thời gian để đầu tư vào quy mô lực lượng lao động, các phần mềm và phần cứng hỗ trợ cho việc kinh doanh.

– Điện toán đám mây (Điện toán máy chủ ảo) cung cấp cho người dùng khả năng mở rộng hoặc giảm quy mô theo nhu cầu. Các doanh nghiệp không bắt buộc phải thực hiện những thay đổi một cách vĩnh viễn, mà có thể linh hoạt tùy chỉnh dựa trên nhu cầu thị trường để thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững và lâu dài.

2. Tối ưu chi phí

– Khi chuyển dữ liệu sang Cloud, doanh nghiệp bạn sẽ giảm thiểu chi phí đáng kể cho các hoạt động CNTT, vì Cloud Migration hỗ trợ xử lý việc bảo trì và nâng cấp. Điều này giúp doanh nghiệp bạn có thể tập trung vào các công việc khác như phát triển sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm hiện có để đáp ứng tốt nhất cho khách hàng của mình.

3. Nâng cao hiệu suất

– Đối với một số doanh nghiệp, việc di chuyển dữ liệu lên đám mây giúp họ cải thiện hiệu suất hoạt động và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Nếu ứng dụng hoặc trang web của họ được lưu trữ trên các trung tâm dữ liệu đám mây thì dữ liệu không cần di chuyển qua nhiều bước để tiếp cận người dùng, giảm thiểu độ trễ mạng.

4. Tính linh hoạt

– Dù là nhân viên hay khách hàng, đều có thể truy cập các dịch vụ và dữ liệu đám mây ngay khi cần, vào bất kỳ thời điểm nào. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng mở rộng quy mô hoạt động, tăng khả năng tiếp cận với khách hàng trên toàn cầu và đảm bảo hiệu suất làm việc của nhân viên tốt hơn.

Cloud_Migration_h2

Những lợi ích khi triển khai Cloud Migration

Thách thức khi di chuyển lên đám mây

– Cloud Migration mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nhưng có một số nhược điểm cần cân nhắc trước khi triển khai:

  • Nếu cơ sở hạ tầng của bạn đã đủ để đáp ứng các hoạt động của công ty, không có bất kỳ yêu cầu nào trong việc mở rộng quy mô kinh doanh, bảo trì hay tính sẵn sàng của cơ chế phục vụ khách hàng và điều đó được khách hàng hài lòng, vậy lý do gì để doanh nghiệp cần thay đổi?
  • Mô hình cloud có thể không phù hợp với cách các ứng dụng được thiết kế. Điều này có nghĩa doanh nghiệp cần sửa đổi trước khi di chuyển các ứng dụng đó lên đám đám mây. Trong trường hợp rủi ro, các nhà cung cấp đám mây ngừng hoạt động hay nền tảng đám mây bị khóa, doanh nghiệp sẽ khó khăn trong việc quay về với nền tảng sử dụng ban đầu.

06 Phương thức triển khai Cloud Migration

– Để triển khai Cloud Migration hiệu quả, doanh nghiệp bạn có thể áp dụng theo mô hình 6R được Gartner đề cập vào năm 2011 dưới đây:

Cloud_Migration_h4

06 Phương thức triển khai Cloud Migration

1.Rehost (Di chuyển ứng dụng)

– Rehost hay còn gọi là Lift and Shift. Đây là một thuật ngữ để chỉ việc “nâng” (Lift) một ứng dụng hay hệ thống của doanh nghiệp và đặt (Shift) vào môi trường đám mây mà không cần thực hiện bất kỳ sửa đổi nào trong mã nguồn hoặc cấu trúc hệ thống.

Ưu điểm của Lift and Shift là:

  • Đây là là phương pháp di chuyển lên cloud chỉ liên quan đến nhóm bảo mật và hạ tầng, ngoài ra các nhóm khác không bị gián trong cuộc việc.
  • Triển khai và dịch chuyển diễn ra nhanh chóng
  • Tối ưu lên tới 30% chi phí vận hành trong quá trình dịch chuyển lên cloud.

Nhược điểm: 

  • Các ứng dụng có thể không tận dụng hết được lợi thế và sức mạnh của đám mây do quá trình này không làm thay đổi code, mà chỉ chuyển code sang một vị trí khác.

Phương thức Lift and Shift phù hợp với các doanh nghiệp:   

  • Doanh nghiệp có những thời điểm cao điểm xảy ra thường xuyên, môi trường hoạt động ổn định và có thể dự đoán được trên thị trường.
  • Doanh nghiệp nghiệp trong lĩnh vực giao nhận đồ ăn vào giờ cao điểm buổi trưa và tối.
  • Doanh nghiệp với quy mô lớn: Doanh nghiệp sở hữu hệ thống phức tạp, việc di chuyển toàn bộ lên đám mây đòi hỏi nhiều thời gian và tài nguyên.
  • Doanh nghiệp về thuế thường bận rộn vào khoảng thời gian nhất định trong quý hoặc năm.

2.Refactor (Tái cấu trúc) 

– Refactor (hay Re-architecting) được đánh giá là chiến lược di chuyển lên đám mây tiên tiến nhất. Nói một cách dễ hiểu, Refactor là việc loại bỏ ứng dụng cũ, thiết kế lại ứng dụng mới từ đầu để biến chúng thành cloud native. Hình thức này giúp doanh nghiệp tận dụng được tối đa lợi thể của công nghệ cloud native như công nghệ container, kiến trúc microservices, serverless, function-as-a-service và bộ cân bằng tải.

Ưu điểm của Refactor:

  • Không cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng riêng, tận dụng hoàn toàn lợi thế của cơ sở hạ tầng điện toán đám mây như mở rộng và linh hoạt, an toàn bảo mật,…
  • Refactor giúp hiện đại hóa ứng dụng bằng việc chuyển đổi từ kiến trúc monolithic sang kiến trúc microservices giúp doanh nghiệp quản lý dữ liệu dễ dàng hơn.
  • Tăng năng suất và giảm thiểu thời gian mà các nhà phát triển phải xử lý các vấn đề về kỹ thuật, dành thời gian vào việc cải tiến và phát triển tính năng mới.
  • Loại bỏ sự phụ thuộc vào phần cứng tùy biến (custom hardware) và nền tảng công nghệ độc quyền.

Nhược điểm:

  • Quá trình Refactor đòi hỏi chi phí và thời gian đáng kể, đặc biệt nếu mã nguồn đó phức tạp và lâu năm. Việc thay đổi mã nguồn cũng tiềm ẩn các rủi ro, nếu không được thực hiện cẩn thận sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của ứng dụng.
  • Doanh nghiệp cần xây dựng nguồn lực nhân sự có chuyên môn về cloud để thực hiện các tác vụ liên quan.
  • Người dùng sẽ phải chuyển từ việc sử dụng ứng dụng cũ sang ứng dụng mới.
  • Trước khi di chuyển lên đám mây, doanh nghiệp cần đánh giá mức độ tin cậy và độ uy tín của nhà cung cấp.

Phương thức Refactor phù hợp với: 

  • Doanh nghiệp với các dự án cần tăng hiệu năng, mở rộng, thêm tính năng và giảm khó khăn trong việc tích hợp những cải tiến mới.
  • Doanh nghiệp sở hữu cơ sở hạ tầng tại chỗ không tương thích với hạ tầng đám mây

3.Repurchase (Thay thế ứng dụng)

– Repurchase (Hay Drop and Shop) là chiến lược thay thế ứng dụng on premise bằng phần mềm dịch vụ chạy trên nền tảng đám mây (SaaS). Phương pháp này có thể giải quyết những vấn đề không thể chuyển đổi trực tiếp, có nghĩa là một ứng dụng mới được xây dựng hoặc mua sắm từ bên ngoài (thường dựa trên đám mây và có sẵn trên thị trường). Sau đó, dữ liệu của ứng dụng cũ sẽ được chuyển đổi và tích hợp sang ứng dụng mới.

Ưu điểm của Replace: 

  • Thay thế hệ thống cũ sang các ứng dụng hiện đại chạy trên nền tảng đám mây SaaS.
  • Tiết kiệm chi phí quản lý
  • Hỗ trợ tính năng linh hoạt và di động.

Nhược điểm: 

  • Giới hạn tùy biến theo nhu cầu: Khi thay thế sang ứng dụng mới, tính tùy biến theo yêu cầu của doanh nghiệp có thể bị giới hạn.
  • Có thể doanh nghiệp sẽ cần phải điều chỉnh hoặc thay đổi quy trình kinh doanh để phù hợp với những tính năng mới của ứng dụng, gây ra sự phức tạp trong quá trình thích ứng và học cách sử dụng ứng dụng mới.
  • Khi sử dụng ứng dụng mới từ bên ngoài, nguy cơ mắc kẹt (vendor lock-in) với nhà cung cấp khiến việc truy cập dữ liệu bị hạn chế.

Phương thức Replace phù hợp với:  

  • Các ứng dụng cũ không tương thích với kiến trúc, ngôn ngữ lập trình hay các yêu cầi về dịch vụ đặc biệt của đám mây.
  • Doanh nghiệp đang thay thế các phần mềm với chức năng chuẩn như kế toán, tài chính, email, CRM, HRM, CMS,…

4.Replatform (Thay thế từng phần) 

– Phương pháp Replatform là trung gian giữa Refactor và lift to shift. Đây là phương pháp chuyển đổi dữ liệu và ứng dụng từ môi trường onpremise hoặc môi trường đám mây hiện tại sang một môi trường đám mây mới mà không làm thay đổi toàn bộ kiến trúc của ứng dụng. Thay vào đó, phương pháp này hỗ trợ tối ưu hóa và cải tiến một số khía cạnh nhất định của ứng dụng để tận dụng tốt hơn lợi thế của đám mây.

Ưu điểm của Replatform:

  • Phương pháp Replatform cho phép triển khai nhanh chóng và ít rủi ro hơn trong quá trình chuyển đổi.
  • Replatform giúp tách ứng dụng ra khỏi nền tảng cứng cụ thể và không phụ thuộc vào những yếu tố như hypervisor, hệ điều hành hay phần cứng vật lý.
  • Cho phép tận dụng chức năng tiên tiến của hệ điều hành (OS) và cơ sở dữ liệu (DB) của đám mây. Giúp cải thiện hiệu suất và tích hợp tính năng mới vào ứng dụng.
  • Trong một vài trường hợp có thể được hỗ trợ bởi các công cụ tự động hóa.

Nhược điểm: 

  • Yêu cầu lập kế hoạch và điều phối để tinh chỉnh và cải tiến nhỏ trong cấu trúc ứng dụng.
  • Đòi hỏi kiến thức về dịch vụ và tính năng mới của nền tảng đám mây
  • Yêu cầu chi phí để thực hiện tối ưu hóa kiến trúc ứng dụng, dẫn đến chi phí cao hơn so với phương án Rehost.
  • Phức tạp hơn trong quy trình kiểm thử ứng dụng, yêu cầu kiểm tra và xác nhận tính năng hoạt động đáng tin cậy sau quá trình chuyển đổi.

Phương pháp Replatform phù hợp với: 

  • Di chuyển ứng dụng với thời gian hạn chế
  • Doanh nghiệp muốn tận dụng tối đa lợi thế của cloud mà không muốn cấu trúc lại ứng dụng

5.Retain (Tái sử dụng)

– Retain hay còn gọi là Re-visit (Giữ lại), đây là việc giữ lại các ứng dụng tại thời điểm này bởi những yêu cầu về thời gian trễ hay những vấn đề liên quan đến chi phí khi chuyển sang đám mây. Đôi khi ứng dụng đó chứa những thông tin dữ liệu quan trọng và doanh nghiệp muốn được kiểm soát hoàn toàn. Trong trường hợp này, việc chuyển đổi lên dám mây có thể chưa phù hợp và doanh nghiệp quyết định giữ lại.

– Tuy nhiên, doanh nghiệp cần xem xét lại sau một thời gian bởi sự thay đổi về các quy định hay kỹ thuật trong tương lai, và quyết định có nên dịch chuyển lên đám mây hay không?

6.Retire (Loại bỏ ứng dụng lỗi thời)

– Retire là loại Cloud Migration cuối cùng, cách thức thực hiện Cloud Migration này là việc doanh nghiệp gỡ bỏ những ứng dụng không còn hiệu quả, cho phép ứng dụng “nghỉ hưu” thay vì di chuyển lên đám mây.

– Theo Stephen Orban thuộc AWS, có đến 10% ứng dụng trong doanh nghiệp không còn hiệu quả khi chuyển sang đám mây và có thể loại bỏ chúng đi.

Theo đó, trường hợp sử dụng:  

  • Ứng dụng lỗi thời hoặc dư thừa, không hiệu quả
  • Ứng dụng không tương thích với môi trường đám mây
  • Doanh nghiệp quyết định cấu trúc lại hoặc mua lại ứng dụng.

Quy trình thực hiện Cloud Migration

– Có nhiều cách khác nhau để tiến hành di chuyển trên đám mây dựa trên chiến lược bạn đã chọn hoặc quy mô doanh nghiệp của bạn. Ở bài viết này sẽ đưa ra hai quy trình riêng biệt minh họa một quá trình Cloud Migration thực tế.

Phương pháp 4 bước thực hiện Cloud Migration

Bạn có thể sử dụng phương pháp này khi đã có thể trả lời được hết các câu hỏi về quá trình Cloud Migration, như sau:

Bước 1: Lập kế hoạch Cloud Migration

  • Bạn định sử dụng Cloud Migration trong trường hợp nào?
  • Bạn sẽ chỉ di chuyển 1 ứng dụng lên đám mây hay toàn bộ ứng dụng của bạn?

Bước 2: Xác định chi phí cho việc di chuyển lên đám mây

  • Chi phí di chuyển và làm việc trên đám mây là bao nhiêu?
  • Tổng chi phí sở hữu giữa môi trường hiện tại của bạn và môi trường đám mây mới là bao nhiêu?

Bước 3: Thực hiện quá trình di chuyển lên đám mây

  •  Bạn sẽ thực hiện Cloud Migration như thế nào mà không làm gián đoạn các hoạt động hằng ngày của mình?
  • Bạn sẽ duy trì mã và cơ sở hạ tầng cho cả hai môi trường ra sao?
  • Nhân viên trong doanh nghiệp của bạn có đủ năng lực để thực hiện việc di chuyển này hay không? Bạn có bằng chứng nào để chứng minh khả năng đó?

Bước 4: Duy trì các ứng dụng trên đám mây

  • Bạn sẽ duy trì tính bảo mật của dữ liệu trong các đám mây thế nào?
  • Làm thế nào để bạn luôn cập nhật các phiên bản mới của dịch vụ?
  • Làm cách nào để đảm bảo chi phí dành cho các đám mây không vượt ngoài tầm kiểm soát?

 

Ngoài ra bạn có thể tham khảo các bài viết về Cloud Server, máy chủ tại đây

P.A Việt Nam cung cấp đa dạng các cấu hình Máy Chủ Ảo và Máy Chủ Riêng
Cloud Server
Cloud Server Pro
Máy Chủ Riêng

Tham khảo các ưu đãi: https://www.pavietnam.vn/vn/tin-khuyen-mai/

5/5 - (1 bình chọn)