Địa chỉ IP là gì? Các loại địa chỉ IP?

  • Saturday 14/08/2021

  Chào mọi người, có lẽ thuật ngữ địa chỉ IP các bạn đã gặp rất nhiều nhưng để hiểu nó là gì, làm việc như thế nào thì vẫn còn khá mơ hồ và khó hiểu đối với mọi người, trong bài viết này PAVietNam sẽ cung cấp cho các bạn một cái nhìn trực quan và dễ hiểu nhất về địa chỉ IP.

  Như chúng ta đã biết, mỗi khi bạn truy cập internet, địa chỉ IP đóng một vai trò thiết yếu trong việc trao đổi thông tin để giúp bạn xem các trang web mà bạn đang yêu cầu. Tuy nhiên, có khả năng bạn vẫn chưa biết về nó, vì vậy chúng tôi sẽ chia nhỏ các câu hỏi thường gặp nhất bên dưới.

1. Địa chỉ IP là gì?

  IP được viết tắt của giao thức Internet “Internet Protocol” và được mô tả một tập hợp các tiêu chuẩn và yêu cầu để tạo và truyền các gói dữ liệu, hoặc các biểu đồ dữ liệu, qua các mạng “network”. Giao thức Internet Protocol (IP) là một phần của lớp Internet Layer của bộ giao thức Internet Protocol Suite. Trong mô hình OSI. IP sẽ được coi là một phần của lớp mạng Network Layer. IP theo truyền thống được sử dụng với một giao thức cấp cao hơn, đáng chú ý nhất là giao thức TCP. Tiêu chuẩn của IP được điều chỉnh bở RFC 791.

  Hiểu một cách đơn giản, địa chỉ IP là địa chỉ được dùng để định danh cho một đối tượng trên hệ thống mạng. Các đối tượng này có thể là bộ định tuyến, bộ chuyển mạch mạng, máy tính, máy in, camera, điện thoại hoặc máy chủ hạ tầng (như NTP, DNS, DHCP, SNMP, WEB, FTP …

2. Các phiên bản địa chỉ IP đang được sử dụng

     Địa chỉ IP được chia làm 2 phiên bản đó là địa chỉ IPv4 và địa chỉ IPv6, PAVietNam sẽ cho các bạn cái nhìn khái quát về 2 loại địa chỉ này 

a. Đia chỉ IPv4 là gì? 

  – IPv4 (Internet Protocol version 4) là một giao thức phổ biến trong truyền thông dữ liệu. Nó được phát triển như một giao thức không hướng kết nối (connectionless). Dùng trong các mạng chuyển mạch gói (network packet switching) như Ethernet. Nó có nhiệm vụ cung cấp kết nối logic giữa các thiết bị mạng. Trong đó bao gồm cả việc cung cấp nhận dạng cho các thiết bị.

  – Địa chỉ IPv4 có 32 bit và được chia làm 4 phần (octet), ngăn cách nhau bởi dấu “.”, được biểu diễn dưới dạng thập phân hoặc nhị phân. Địa chỉ IPv4 được chia thành 5 lớp: A, B, C, D, E. Trong đó:

  • Lớp A: Có các IP oc-tet đầu tiên với các giá trị từ 1 – 126 (địa chỉ từ 1.0.0.1 đến 126.0.0.0). Đây là lớp dành cho các tổ chức lớn trên thế giới. 
  • Lớp B: Có các IP oc-tet đầu tiên với các giá trị từ 128 – 191 (địa chỉ từ 128.1.0.0 đến 191.254.0.0). Đây là lớp dành riêng cho các tổ chức được xếp loại trung trên thế giới.
  • Lớp C: Có các oc-tet đầu tiên với các giá trị từ 192 – 223 (địa chỉ từ 192.0.1.0 đến 223.255.254.0). Được dùng cho các tổ chức có quy mô nhỏ, gồm cả máy tính cá nhân. 
  • Lớp D: Có các oc-tet đầu tiên, giá trị từ 224 – 239 (địa chỉ từ 224.0.0.0 đến 239.255.255.255); 4 bit đầu của lớp này luôn là 1110. Lớp D dành cho các tổ chức phát thông tin (multicast/broadcast).
  • Lớp E: Có các oc-tet đầu tiên, giá trị từ 240-255 (địa chỉ từ 240.0.0.0 đến 254.255.255.255); 4 bit đầu tiên của lớp E luôn là 1111. Lớp này dành riêng cho công tác nghiên cứu.

b. Địa chỉ IPv6 là gì?

  – Do sự phát triển như vũ bão của mạng và dịch vụ Internet, nguồn IPv4 dần cạn kiệt, đồng thời bộc lộ các hạn chế đối với việc phát triển các loại hình dịch vụ hiện đại trên Internet. Phiên bản địa chỉ Internet mới IPv6 được thiết kế để thay thế cho phiên bản IPv4, với hai mục đích cơ bản:

  • Thay thế cho nguồn IPv4 cạn kiệt để tiếp nối hoạt động Internet.
  • Khắc phục các nhược điểm trong thiết kế của địa chỉ IPv4.

  – Địa chỉ IPv6 có chiều dài 128 bít, biểu diễn dưới dạng các cụm số hexa phân cách bởi dấu ::, ví dụ 2001:0DC8::1005:2F43:0BCD:FFFF. Với 128 bít chiều dài, không gian địa chỉ IPv6 gồm 2^128 địa chỉ, cung cấp một lượng địa chỉ khổng lồ cho hoạt động Internet.

  – Địa chỉ IP phiên bản IPv6 đang dần được đưa vào áp dụng bởi nguồn tài nguyên IPv4 đang cạn kiệt do sự phát triển rất nhanh của công nghệ thông tin. Tuy nhiên vì lý do tương thích với thiết bị cũ, nên khó có thể thay thế hết cho IPv4, các tổ chức đã đề xuất lộ trình chuyển đổi IPv4 sang IPv6 bắt đầu từ năm 2019 đến năm 2033.

  – Để hiểu sâu hơn các bạn có thể đón đọc bài viết IPv6 của PAVietNam

3. Các loại địa chỉ IP

  Tùy vào mục đích sử dụng mà địa chỉ IP được phân làm các loại sau: Địa chỉ IP công cộng – IP Public, địa chỉ IP riêng – IP Private, địa chỉ IP tĩnh – Static IP, địa chỉ IP động – Dynamic IP. Chúng có thể được phân là IPv4 hoặc IPv6, cả IP Public và IP Private đều tồn tại dưới dạng IP động hay IP tĩnh. Để hiểu sâu hơn chúng ta sẽ đi tìm hiểu từng loại

a. IP Public – Địa chỉ IP công cộng

  – Public IP là địa chỉ được ISP (nhà cung cấp dịch vụ Internet) cấp và có thế được “nhìn thấy” và truy cập từ Internet. Giống như địa chỉ nhà dùng để nhận thư tín, bưu phẩm vậy. Mỗi public IP chỉ tồn tại độc nhất trên mạng Internet cho cả toàn cầu, vì đó không thể tồn tại hai thiết bị (server, máy tính, router,…) có cùng địa chỉ public IP.

  – Đa phần người dùng phổ thông không có quyền kiểm soát địa chỉ public IP của mình, quyền đó thuộc về ISP.

  – Để kiểm tra đia chỉ IP Public của mình, khách hàng có thể truy cập vào địa chỉ https://ip.pavietnam.vn 

b. IP Private – Địa chỉ IP riêng

  – Địa chỉ IP Private là các địa chỉ được cấp phát bởi InterNIC cho phép các công ty, tổ chức hoặc các cá nhân có thể tạo cho họ một mạng cục bộ riêng. Đối với IPv4 thì có ba dãy IP ở class A, class B và class C được IANA (Tổ chức cấp phát số hiệu trên Internet) dành riêng để đánh địa chỉ private IP. Mục đích của việc này là để giảm số lượng ip public đang thiếu hụt trên toàn cầu.

  – Private IP dùng để phân biệt các máy tính và thiết bị trong một mạng “riêng” bao gồm mạng gia đình, trường học, hoặc các tổ chức, công ty, bussiness LANs trong các sân bay, khách sạn,… Và nhờ đó các thiết bị trong mạng có thể giao tiếp được với nhau.

  – Các thiết bị sử dụng địa chỉ IP Private sẽ không thể giao tiếp trực tiếp với môi trường internet, tương tự như vậy các thiết bị bên ngoài môi trường internet cũng không thể kết nối trực tiếp đến những ip private này, Để thực hiện được điều này sẽ phải thông qua 1 thiết bị trung gian là thiết bị đinh tuyến layer 3 như modem, router …Đã được đăng ký internet với các ISP như đã trình bầy ở trên.

  – Để kiểm tra địa chỉ ip trên máy tính của bạn chúng ta có thể thực hiện câu lệnh: ipconfig /all – đối với windows hoặc ip addr – đối với linux và macos

Kiểm tra địa chỉ ip private trên windows

Kiểm tra địa chỉ ip private trên linux

c. Địa chỉ IP Static – IP Tĩnh

  – Địa chỉ IP Static còn có tên gọi khác là IP tĩnh, đôi khi được gọi là fixed IP addresses (địa chỉ IP cố định). Địa chỉ  IP được cấu hình thủ công cho thiết bị mạng và địa chỉ ip này sẽ không bao thay đổi theo thời gian. Thường thì địa chỉ IP tĩnh sẽ được gán cho các máy chủ dịch vụ cố định như là DNS, DHCP, Web-Server, File …

  – Đối với các doanh nghiệp muốn sử dụng địa chỉ IP Public tĩnh thì phải đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ, lúc này nhà cung cấp dịch vụ sẽ cung cấp cho khách hàng 1 địa chỉ ip cố định, địa chỉ này sẽ không bị thay đổi tới khi hết hạn hoặc có có công văn thay đổi của nhà cung cấp dịch vụ, mục đích của việc này là để quản lý số lượng địa chỉ ip public của tổ chức quốc tế cấp cho từng quốc gia.

  – Đối với các khách hàng đăng ký các dịch vụ về VPS, Dedi, Colo tại PAVietNam mặc định sẽ được cung cấp một địa chỉ IP Public tĩnh, nếu khách hàng có nhu cầu mua thêm địa chỉ IP cũng có thể đăng ký, lúc này PAVietNAm sẽ thực hiện cung cấp ip cho khách hàng. PAVietNam cam kết địa chỉ ip cung cấp cho khách hàng là hợp pháp và là duy nhất và sẽ không bị thay đổi theo thời gian.

d. Địa chỉ IP Dynamic – IP động

Địa chỉ IP động là địa chỉ IP được gán tự động cho từng kết nối hoặc node của mạng, như điện thoại thông minh, máy tính để bàn, máy tính bảng không dây hay bất kỳ thứ gì khác. Việc gán địa chỉ IP tự động này được thực hiện bởi một máy chủ DHCP.

  – Địa chỉ IP động được dùng ở trong môi trường doanh nghiệp, tổ chức hoặc gia đình sử dụng các dải địa chỉ IP Private, mặc định các thiết bị đầu cuối như điện thoại, máy tính, máy tính bảng,…thường được cấu hình sẵn sẽ nhận địa chỉ ip thông qua giao thức DHCP, do đó sẽ cấu hình một máy chủ DHCP để cấp phát IP một cách tự động. Lợi ích của việc gán địa chỉ IP động là tính linh hoạt hơn và dễ dàng trong việc thiết lập cũng như quản trị mà nó mang lại so với việc sử dụng một địa chỉ IP tĩnh.

  – Đối với môi trường internet, nếu không sử dụng các dịch vụ đặc biệt cần sử dụng địa chỉ IP tĩnh, khách hàng thông thường sẽ được ISP gán cho các IP khác nhau sau mỗi lần kết nối hoặc trong một phiên kết nối sẽ được đổi thành địa chỉ IP khác. Hành đồng cấp IP động của các ISP nhằm tiết kiệm nguồn địa chỉ IP đang bị cạn kiệt hiện nay. Khi một máy tính không được kết nối vào mạng Intenet thì nhà cung cấp dịch vụ “ISP” sẽ sử dụng IP đó để cấp cho người dùng khác.


P.A Việt Nam cung cấp đa dạng các cấu hình Máy Chủ Ảo và Máy Chủ Riêng

Cloud Server

Cloud Server Pro

Máy Chủ Riêng

Tham khảo thêm thông tin ưu đãi – khuyến mãi

5/5 - (1 bình chọn)