Site icon Knowledge Base| Kiến thức Dịch vụ P.A Việt Nam

9 Điều cần biết cho người mới bắt đầu sử dụng WebHosting

1. Giới thiệu WebHosting

WebHosting hay “Shared Hosting” là tài khoản lưu trữ Website của bạn được đặt trên một máy chủ dùng chung. So với máy chủ dành riêng (Dedicated) thì Shared Hosting được chúng tôi đảm nhiệm hoàn toàn việc bảo trì và vận hành, giúp cho bạn dễ sử dụng hơn.

Các thao tác quản trị bạn sẽ thực hiện qua một trang quản lý gọi là Hosting Control Panel, tùy theo máy chủ là Windows bạn sẽ dùng Plesk Panel hoặc Linux sẽ là cPanel. Cả hai đều rất phổ biến và bạn có thể học cách dùng chúng rất nhanh.

Quý khách hàng cần đọc kỹ thỏa thuận sử dụng tại đây. Những thông tin này sẽ giúp cho bạn hiểu rõ về các chính sách, quy định, điều khoản thỏa thuận trong quá trình sử dụng dịch vụ, quyền lợi cũng như trách nhiệm khi bạn là Khách hàng của Công ty P.A Việt Nam

A. Bảo mật thông tin

Tài khoản Hosting của bạn có thể bị chiếm đoạt, bị lợi dụng vào mục đích xấu như phát tán virus, mã độc, thư rác… làm ảnh hưởng trực tiếp đến máy chủ và cũng làm gián đoạn Website của bạn. Bạn chắc chắn sẽ không muốn điều này, vì vậy chúng tôi mong rằng bạn thay đổi mật khẩu ngay khi nhận được thông tin ban đầu do chúng tôi cung cấp.

Mọi chức năng của Plesk, cPanel, tài khoản FTP, tài khoản quản trị Email đều có thể thay đổi mật khẩu dễ dàng. Bạn chỉ cần nhấp vào liên kết đến chức năng cụ thể, đăng nhập và thay đổi mật khẩu.

B. Tạo một mật khẩu đủ mạnh

Mọi chức năng mà chúng tôi cung cấp đều buộc bạn phải thiết lập mật khẩu đủ mạnh để không bị dò ra dễ dàng. Mỗi mật khẩu yêu cầu:

C. Trang Quản lý dịch vụ

Mọi dịch vụ đăng ký bạn đều có thể xem và quản trị nó thông qua địa chỉ https://support.pavietnam.vn. Trong Website này bạn có thể:

D. Trợ giúp từ P.A Việt Nam

Chúng tôi mong rằng bạn luôn có thể tự giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng bằng thông tin ở trang kb.pavietnam.vn này. Nhưng trong mọi trường hợp, chúng tôi sẵn sàng giúp bạn qua các kênh sau đây (theo thứ tự ưu tiên):

Khi sử dụng hệ thống trợ giúp, bạn đồng ý với chúng tôi rằng vì nhiều lý do khách quan nên chúng tôi không thể đảm bảo xử lý thành công mọi yêu cầu của bạn. Đôi khi công việc cần nhiều thời gian để thực hiện và không hơn bạn mong đợi, chúng tôi rất mong bạn thông cảm.

2. Trỏ tên miền về IP máy chủ

Để các máy tính có thể vào được website của bạn, nó cần phải biết máy chủ IP là gì để tìm đến. Cụ thể khi bạn gõ www.tenmiencuaban.com, máy tính phải hiểu rằng nó cần truy cập máy chủ có IP là ví dụ: 112.213.89.88. Để làm được việc này, bạn phải trỏ tên miền vào đúng IP mà chúng tôi đã cung cấp cho bạn qua email khởi tạo dịch vụ.

Đối với tên miền đăng ký tại P.A Việt Nam, bạn hãy sử dụng chức năng cấu hình DNS, trỏ tên miền thông qua trang https://access.pavietnam.vn. Nếu chưa biết sử dụng trang này, bạn vui lòng xem Hướng dẫn cấu hình DNS Domain.

3. Cấu hình WebHosting mới

Trước khi bạn có thể Upload Website, bạn cần chuẩn bị một số thông tin và cấu hình trong Control Panel. Hãy duyệt qua các mục dưới đây và thực hiện nếu nó liên quan đến website của bạn. Tuy nhiên, một lần nữa, xin nhắc bạn hãy thiết lập lại các mật khẩu mà chúng tôi cung cấp với mật khẩu mới của riêng của bạn.

Phần dưới đây chúng tôi sẽ dùng IP 112.213.89.88 làm ví dụ, bạn cần phải thay nó bằng IP mà chúng tôi cung cấp cho bạn trong Email thông báo khởi tạo dịch vụ.

A. WebHosting trên máy chủ Windows

Control Panel mà bạn sử dụng gọi là Plesk Panel.

B. WebHosting trên máy chủ Linux hay WordPress Hosting

Việc sử dụng Control Panel bạn có thể đăng nhập WHM & cPanel.

4. Upload Website

Có 2 cách để Upload website lên máy chủ như sau:

5. Sử dụng dịch vụ Email

Email đi kèm với  WebHosting là miễn phí, địa chỉ Email của bạn sẽ có dạng tenban@tenmiencuaban.com, số lượng địa chỉ tùy thuộc bạn mua gói  Hosting nào. Bạn có thể sử dụng WebMail là trang dành riêng để gởi nhận Email mà bạn chỉ cần trình duyệt web, hoặc bạn có thể dùng Outlook, Thunderbird, iPad, iPhone để gởi nhận Email mọi lúc mọi nơi.

Khi bạn sẵn sàng dùng Email, hãy xem bài viết:

Đồng thời bạn cũng nên cấu hình POP3 tại máy cá nhân để nhận Email, cấu hình này sẽ giúp cho bạn lưu trữ an toàn các dữ liệu mail dưới máy tính của mình, đồng thời giải phóng bớt dung lượng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho dung lượng Hosting bị đầy lên nhanh chóng. Một khi dung lượng Hosting bị đầy, dịch vụ sẽ không thể hoạt động được nữa.

6. Tạo Cơ sở dữ liệu

Nếu website của bạn sử dụng PHP và MySQL hay mã nguồn WordPress thì bạn cần tạo database MySQL để sử dụng

– Hướng dẫn tạo database trên Cpanel 

Nếu website của bạn sử dụng .NET và MSSQL thì bạn cần

–  Hướng dẫn Tạo database MSSQL để sử dụng.

7. Sao lưu dữ liệu thường xuyên

Dữ liệu – vẫn là quan trọng nhất – một tài sản vô giá mà không một nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ nào có thể đảm bảo an toàn 100% cho nó. Bạn cần phải định kỳ sao lưu về máy tính của mình, các tại nạn, sai sót của con người, hư hỏng thiết bị đều có thể xảy ra.

Mặc dù chúng tôi cơ chế tự động sao lưu định kỳ vào hàng tuần, nhưng chúng tôi vẫn phải khuyến cáo bạn nên tự định kỳ sao lưu về máy tính của mình.

Việc tự sao lưu dữ liệu cần phải được chủ động thực hiện thường xuyên nhằm đảm bảo chắc chắn và an toàn dữ liệu, phòng tránh các nguy cơ hoặc sự cố không mong muốn có thể xảy ra như các tại nạn, sai sót của con người, hư hỏng thiết bị…Xem thêm sao lưu dữ liệu an toàn

8. SSL & Bảo mật

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng SSL không chứng thực hoặc mua SSL Certificate nếu có nhu cầu bảo mật cho các thông tin ra vào Hosting.

Bạn có thể xem toàn bộ thông tin hướng dẫn về SSL tại đây

9. Quản lý và Gia hạn dịch vụ

Bạn sẽ nhận được vài thư nhắc nhở khi một trong những dịch vụ gần đến hạn thanh toán. Chúng tôi có gởi Email, có nhân viên gọi nhắc bạn gia hạn dịch vụ, nhưng không thể đảm bảo những việc này thành công hoàn toàn. Vì vậy, xin bạn lưu ý:

P.A Việt Nam lưu trữ 30 ngày tính từ ngày hết hạn đối với dịch vụ Hosting, Email và hầu hết các loại dịch vụ có dữ liệu. Tuy nhiên, kể từ ngày hết hạn dịch vụ, chúng tôi không thể đảm bảo dữ liệu cho bạn, nhất là các Email gởi đến hòm thư của bạn có thể bị thất lạc mà không cứu lại được.

Chúc các bạn thành công!

4.5/5 - (142 bình chọn)
Exit mobile version