Site icon Knowledge Base| Kiến thức Dịch vụ P.A Việt Nam

Firebase là gì? Có ưu điểm, hạn chế gì? Chức năng chính của Firebase

Nếu bạn là một lập trình viên hay đơn giản chỉ là một người yêu công nghệ và hay đọc các tin tức trên điện thoại hoặc máy tính thì Firebase có thể là một cụm từ được trông thấy khá nhiều. Vậy Firebase là gì? Firebase có những ưu điểm và hạn chế nào? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn nhé!

1. Firebase là gì

Firebase là một nền tảng mà Google cung cấp để phát triển các ứng dụng di động và trang web, hỗ trợ Developer trong việc đơn giản hóa các thao tác với dữ liệu và không cần tác động tới backend hay server.

Ảnh minh họa Firebase

2. Chức năng chính của Firebase

Firebase Analytics

Firebase Analytics cung cấp tính năng phân tích sự tương tác của người dùng với ứng dụng, tình trạng sử dụng ứng dụng thậm chí là hoạt động hay hiệu quả của các quảng cáo, tình trạng trả phí,… từ đó tạo ra báo cáo hoạt động người dùng.

 

Firebase Hosting

Firebase hosting hỗ trợ các nhà phát triển tạo lập ứng dụng một cách đơn giản hơn so với việc tự tạo hay thuê server thực mà vẫn đảm bảo độ chính xác và an toàn về thông tin.

Firebase Hosting

Firebase hosting hỗ trợ các nhà phát triển tạo lập ứng dụng một cách đơn giản hơn so với việc tự tạo hay thuê server thực mà vẫn đảm bảo độ chính xác và an toàn về thông tin.

Firebase Cloud Messaging

Firebase Cloud Messaging cung cấp việc tạo ra điểm nhận diện khi có thông báo và thiết lập đối tượng gửi tin nhắn mong muốn.

Firebase Authentication

Firebase Authentication là tính năng xác thực người dùng bằng Password, số điện thoại hoặc tài khoản Google, Facebook hay Twitter,… Tính năng này còn cho phép thực hiện chia sẻ ID giữa các ứng dụng một cách dễ dàng.

Firebase Cloud Storage

Firebase Cloud Storage quản lý, chia sẻ hình ảnh, video mà người dùng upload lên và có thể sử dụng những tài nguyên ấy cho ứng dụng.

Firebase Remote Config

Chức năng này giúp cho ứng dụng của bạn luôn được cập nhật một cách tự động từ giá trị mặc định ban đầu.

Firebase Test Lab

Firebase Test Lab là chức năng để kiểm tra hoạt động của ứng dụng trên Cloud, trên nhiều thiết bị khác nhau.

Firebase Crashlytics

Firebase Crashlytics là chức năng tìm kiếm và kiểm tra các vấn đề, sự cố phát sinh trong quá trình ứng dụng hoạt động trên thức tế, chia nhóm sưu cố và tìm cách khắc phục nhanh chóng.

Firebase App Indexing

Firebase App Indexing giúp ứng dụng của bạn có thể được hiển thị trong mục tìm kiếm của Google, đối với thiết bị đã cài đặt sẵn thì ứng dụng sẽ tự động được khởi động.

Firebase Dynamic Links

Dựa trên tình trạng người dùng, Firebase Dynamic Links sẽ phân chia trang đích phù hợp cho từng đối tượng.

Firebase Console

Firebase Consolelà chức năng dùng để điều khiển và cấp quyền cho các chức năng khác. Để sử dụng chức năng này, bạn cần đăng nhập xác thực bằng tài khoản Google.

3. Cách thức hoạt động của Firebase

Firebase Realtime Database

Sau khi đăng ký tài khoản trên Firebase, người dùng sẽ được cung cấp một hệ cơ sở dữ liệu dưới dạng Json, các client đều sử dụng chung một cơ sở dữ liệu. Dữ liệu sẽ được lưu lại local nếu không kết nối được mạng và sẽ được cập nhật lại trên server khi có kết nối lại.

 

Ảnh minh họa Firebase Realtime Database

Freebase Authentication

Freebase Authentication là bước xác thực thông tin tài khoản người dùng bằng email, Facebook, Google, GitHub, hoạt động xác thực này đảm bảo tính an toàn thông tin cho người sử dụng.

Firebase Hosting

Firebase Hosting là một dịch vụ lưu trữ cơ sở dữ liệu đa năng và có khả năng bảo mật dữ liệu cực tốt. Người dùng cuối có thể dễ dàng truy cập với tốc độ nhanh hơn, ổn định hơn khi tích hợp Firebase Hosting.

4. 10 ưu điểm nổi bật của Firebase

– Tạo tài khoản và sử dụng dễ dàng: Firebase mang đến cho người dùng trải nghiệm tốt hơn vì sự đơn giản khi cho phép người dùng đăng nhập bằng tài khoản Google. Bạn có thể trải nghiệm nhiều tính năng miễn phí, tuy nhiên để sử dụng những tính năng cao cấp hơn bạn cần phải mua gói có trả phí.

 

– Tốc độ phát triển nhanh: Để tạo ra một trang web, Developer cần phải thực hiện công việc từ frontend đến backend, kết nối với database bằng host từ server. Thông thường một Developer không thể phụ trách được cả frontend và backend, tuy nhiên hai người kết hợp với nhau có thể xảy ra những vấn đề về trao đổi thông tin. Firebase sẽ giúp frontend giảm thiểu điều này.

– Nhiều dịch vụ trong một nền tảng: Firebase cung cấp hai tùy chọn cơ sở dữ liệu là Firestore và Realtime Database thêm vào đó nó còn cho phép lưu trữ dữ liệu trên Cloud Media và tích hợp Cloud Functions.

– Được cung cấp bởi Google: Firebase phát triển mạnh mẽ dựa trên sự khai thác sức mạnh của Google Cloud, nhận được sự hỗ trợ từ nhiều tính năng khác của Google. Dưới sự bảo trợ của Google, Firebase cũng đã nhận được nhiều sự hỗ trợ và tích hợp các tính năng từ bên thứ ba.

– Tập trung vào phát triển giao diện người dùng: Firebase hỗ trợ Developer chuẩn hóa môi trường Backend theo một công nghệ nhất quán và đơn giản hơn, Developer frontend có thể tập trung thiết kế, tạo mã, phát triển giao diện người dùng thuận tiện và tiết kiệm thời gian, chi phí đáng kể.

– Firebase không có máy chủ: Firebase cung cấp một môi trường hoàn toàn không có máy chủ nên bạn không cần tốn chi phí cho cơ sở hạ tầng, kiến trúc và quy mô cho máy chủ hoạt động.

– Học máy (Machine Learning): Firebase hỗ trợ bộ Machine Learning với các API sẵn có cho các tính năng khác nhau như: nhận dạng văn bản, nhận diện khuôn mặt, ghi nhãn hình ảnh, quét mã vạch,…

– Tạo lưu lượng truy cập: Firebase cung cấp các liên kết ứng dụng trên các tìm kiếm của Google, việc này có ý nghĩa quan trọng trong việc marketing và đưa ứng dụng tới gần hơn với người dùng mới.

Firebase còn có thêm ưu điểm là tạo lưu lượng truy cập

– Theo dõi lỗi: Firebase hỗ trợ tính năng tìm kiếm và và khắc phục lỗi nhanh chóng từ những lỗi nhỏ trên giao diện tới lỗi của hệ thống và dựa trên mức độ ảnh hưởng trải nghiệm để tạo ra báo cáo.

– Sao lưu: Firebase cung cấp tính năng tự động sao lưu một cách thường xuyên, tránh trường hợp mất mát dữ liệu.

5. 10 hạn chế của Firebase

– Không phải là mã nguồn mở: Không thể sử dụng Firebase như một mã nguồn mở để phát triển ứng dụng di động.

– Người dùng không có quyền truy cập mã nguồn: Trong quá trình phát triển ứng dụng, nhà phát triển có thể muốn thay đổi những tính năng của nó, việc không thể truy cập mã nguồn khiến việc này trở nên khó khăn.

– Firebase không hoạt động ở nhiều quốc gia: Trang web của Firebase bị chặn ở nhiều quốc gia vì Google và nhiều dịch vụ khác của Google bị chặn ở nhiều quốc gia, ví dụ điển hình là Trung Quốc.

– Chỉ hoạt động với Cơ sở dữ liệu NoSQL: Firebase sử dụng Json và hầu như không có tính năng SQL mặc dù đã có những cải tiến đáng kể trên Cloud. Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu của Firebase vẫn không thể sử dụng cơ sở dữ liệu quan hệ.

– Truy vấn chậm: Mặc dù đã có những phát triển trên Cloud Firestore, Fire vẫn có những hạn chế về kích thước API, kích thước tài liệu, hạn chế kết nối đồng thời và truy vấn với hiệu suất chậm.

– Không phải tất cả các dịch vụ Firebase đều miễn phí: Nhiều tính năng mở rộng mang tính phát triển của Firebase đều không cung cấp trong bản miễn phí, điển hình là chức năng đám mây và Cloud Vision.

– Firebase khá đắt và giá không ổn định: Giá thành của các tính năng sử dụng trên Firebase khá đắt, việc tính giá tiền dựa trên mức độ sử dụng khiến việc giới hạn giá cả trở nên không rõ ràng và không thể dự đoán trước chi phí bỏ ra khi sử dụng Firebase.

Ngoài ra, giá của Firebase khá đắt và không ổn định

– Chỉ chạy trên Google Cloud: Firebase thuộc quyền sở hữu của Google vì vậy không thể sử dụng Firebase trên các nhà cung cấp khác.

– Thiếu Dedicated Servers và hợp đồng doanh nghiệp: Firebase không cung cấp tùy chọn Dedicated Servers và cũng không tạo hợp đồng doanh nghiệp, nó hoạt động hoàn toàn trên cấu trúc không sử dụng Server.

– Không cung cấp các API GraphQL: Firebase chỉ cung cấp các tùy chọn mặc định REST.

 

6. Những ứng dụng phổ biến sử dụng Firebase

– Thời báo New York.

– Alibaba.

– Todoist.

– eBay Motors.

– Le figaro.

7. Những giải pháp thay thế Firebase

Back4App

Back4App là một nền tảng mã nguồn mở, hoạt động như một Low-Code Backend trong việc hỗ trợ phát triển ứng dụng, nó cũng cung cấp nhiều tính năng lưu trữ và quản lý ứng dụng một cách dễ dàng.

Backendless

Backendless cung cấp nhiều công cụ quản lý các tùy chọn về máy chủ đám mây, Dedicated và Managed servers và phát triển ứng dụng mạnh mẽ, Backendless còn có thể giúp nâng cao tốc độ ứng dụng nhờ sự phát triển của bộ nhớ đệm.

AWS Amplify

AWS Amplify là giải pháp được ưu tiên cho các dự án phát triển di động và Front-End. Dựa vào các thông số, theo dõi số liệu. nó có khả năng phân tích và cải thiện mức độ tương tác của người dùng.

THÔNG TIN THAM KHẢO

Thông tin kiến thức cơ bản  https://kb.pavietnam.vn/
Đăng ký dịch vụ do P.A Việt Nam cung cấp tại: https://www.pavietnam.vn/
Tham khảo các ưu đãi hiện có tại: https://www.pavietnam.vn/vn/tin-tuc-chuong-trinh-khuyen-mai-ten-mien-hosting.html
Facebook: https://www.facebook.com/pavietnam.com.vn

5/5 - (6 bình chọn)
Exit mobile version