GUI là gì? 1 số ưu, nhược điểm cơ bản của GUI

  • Thursday 01/12/2022

GUI – Graphical User Interface – 1 cụm từ khá quen thuộc và 1 thành phần tồn tại trên hầu hết các thiết bị và ứng dụng. Vậy GUI là gì, có ưu, nhược điểm gì ? Chúng ta cùng tim hiểu trong bài viết này nhé.

I. GUI là gì ?

GUI – Graphical User Interface là giao diện đồ họa người dùng, giúp người dùng dễ dàng hơn trong quá trình giao tiếp của người dùng với các thiết bị máy tính thông qua thao tác với chữ viết hay hình ảnh, thay vì sử dụng các câu lệnh phức tạp.

GUI

II. Lịch sử của GUI

Ban đầu, các nhà cung cấp sử dụng Character User Interfaces (CUI) để người dùng tương tác với máy tính. Trong đó, người dùng sẽ phải nhập các lệnh bằng bàn phím để có thể thực hiện các tác vụ mong muốn trên thiết bị.

GUI

CUI chỉ phù hợp với các chuyên gia CNTT và những người dùng có kiến thức sâu về lĩnh vực này. Bởi nó tương đối phức tạp và khó sử dụng khi yêu cầu người dùng phải ghi nhớ các câu lệnh để thao tác.

Năm 1981, GUI đã chính thức được ra mắt thị trường công nghệ do Xerox triển khai. Mặc dù so với các giao diện ngày nay nó chưa thực sự hiệu quả nhưng đã  đánh dấu một bước phát triển mới dựa trên nền tảng có sẵn. Một số thành phần mới được bổ sung như hình ảnh, nút và màu sắc.

Năm 1984, một hệ điều hành GUI dành cho Apple do Macintosh triển khai được công bố trên thị trường, sau đó là GUI dành cho Microsoft Windows 1.0. Hai hệ điều hành hiện đại này sử dụng GUI để cung cấp các thành phần nâng cao cho người dùng như tệp, thư mục, ứng dụng và các nút.

Xerox Star, Macintosh và Windows đã thành công trong việc phát triển máy tính đó là cho phép người dùng truy cập giao diện của họ. Tức là bạn sẽ có thể thoải mái thao tác các tệp và chạy lệnh một cách dễ dàng mà không cần sử dụng lệnh hay ngôn ngữ chuyên dụng nào. Hiện nay, GUI trở thành giao diện mặc định trên các thiết bị công nghệ. Chẳng hạn như PC, điện thoại, TV, bảng điều khiển trò chơi hay máy móc.

GUI

III. Cách thức hoạt động của GUI 

Yếu tố trực quan là các phần mà người dùng có thể nhìn thấy và thao tác. Một số yếu tố trực quan mà GUI cung cấp như sau:

  • Con trỏ chuột cho phép người dùng có thể sử dụng để di chuyển và thao tác các phần tử khác theo ý muốn.
  • Các nút hỗ trợ người dùng thực hiện các thao tác như nhấp và nhấn để bắt đầu một hành động.
  • Thanh công cụ, thanh cuộn và các Ribbon.
  • Các biểu tượng, hình ảnh nhỏ thể hiện nội dung thông tin.

Hầu hết các biểu tượng đều được thiết kế giống như các đối tượng thực để thể hiện chức năng của nó. Chẳng hạn như thư mục chứa các tệp được biểu thị bằng biểu tượng thư mục như ngoài đời thực, hay thùng rác được hiển thị bằng biểu tượng thùng rác.

Để tương tác với các phần tử của GUI, người dùng chỉ cần nhấp và cuộn thông qua việc điều khiển con chuột được kết nối với máy tính. Đối với các ứng dụng thì người dùng có thể nhập lệnh thông qua bàn phím. Hoặc sử dụng chuột cảm ứng trên các thiết bị di động.

Khi có người dùng bắt đầu thực thi trên thiết bị, GUI sẽ phản hồi lại bằng một số tín hiệu như thay đổi màu sắc hoặc kích thước đối với thành phần được thao tác. Xuất hiện âm thanh hoặc các hiệu ứng đặc trưng. Sau đó hệ thống sẽ tiến hành thực hiện các hành động được yêu cầu.

IV. Ưu, nhược điểm của GUI

1. Ưu điểm

  • Thân thiện với người dùng, tất cả những người dùng mới không có nhiều kiến thức về CNTT cũng có thể sử dụng GUI dễ dàng.
  • Cho phép người dùng có thể thực thi các tác vụ một cách nhanh chóng và hiệu quả chỉ với vài cú nhấp chuột.
  • Cung cấp chi tiết về chức năng của từng thành phần trên máy tính. Điều này cho phép người dùng có thể xem và thực thi các thao tác tốt hơn.
  • Giao diện hiện đại với thiết kế đẹp mắt với các biểu tượng giống như thật. Ngoài ra, nó còn cung cấp cho các nhà phát triển nhiều quyền kiểm soát hơn trong việc tùy chỉnh hình ảnh để tăng trải nghiệm người dùng.
  • Hỗ trợ những người dùng khuyết tật có thể sử dụng giao diện dễ dàng hơn.

2. Nhược điểm

Mặc dù GUI rất phổ biến nhưng nó không thực sự khả thi đối với các thiết bị máy tính cá nhân. Hoặc có một số người dùng thích sử dụng giao diện dựa trên văn bản hơn so với giao diện dựa trên thao tác. Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, GUI vẫn có một số những hạn chế như sau:

  • Hiệu suất hoạt động khá chậm và yêu cầu nhiều tài nguyên hơn so với giao diện dòng lệnh truyền thống.
  • Sử dụng nhiều bộ nhớ thiết bị hơn so với giao diện dòng lệnh truyền thống.
  • Trong GUI, người dùng không thể thay đổi các chức năng có sẵn nhưng trong giao diện dòng lệnh thì có thể.
  • Thông thường các thao tác thực thi lệnh trong CUI sẽ hiệu quả hơn so với GUI. Đặc biệt, các lệnh CUI còn có thẻ được tự động xóa bỏ.
  • Quá trình triển khai GUI cần nhiều sự hỗ trợ từ các nhóm thiết kế và phát triển. Điều này làm tốn nhiều thời gian và sử dụng nhiều tài nguyên hơn.

V. Tổng kết

Các thiết bị ngày nay hầu như đều sử dụng GUI. Thật khó tưởng tượng nếu không có GUI, người dùng sẽ sử dụng các thiết bị như thế nào, và phải mất bao nhiêu thời gian cho 1 công việc. Đơn giản như việc chuyển 1 tập tin, người dùng phải nhớ các câu lệnh, cú pháp… và phải nhập chính xác, rất mất thời gian. Trong khi nếu có GUI, người dùng chỉ việc “kéo, thả” rất nhanh chóng. Đây chỉ là 1 ví dụ nhỏ cho thấy sự quan trọng của GUI. Thực tế còn rất nhiều vấn đề to lớn hơn nhiều. 

Bài viết này, chúng tôi cũng chỉ sơ lược qua về GUI – 1 thuật ngữ thường thấy nhưng không phải ai cũng hiểu rõ. Mong rằng sẽ giúp bạn hiểu được phần nào của GUI. 

Xem thêm các bài viết khác tại đây.

GUI

P.A Việt Nam cung cấp đa dạng các Plan Hosting đáp ứng yêu cầu của khách hàng
Hosting Phổ Thông
Hosting Chất Lượng Cao

Tham khảo các ưu đãi: https://www.pavietnam.vn/vn/tin-khuyen-mai/

Rate this post