Site icon Knowledge Base| Kiến thức Dịch vụ P.A Việt Nam

Hướng dẫn cấu hình W3 Total Cache cho VPS !

Trước hết, mình xin nói lại rằng plugin này chỉ nên sử dụng trên VPS vì nó có hỗ trợ sử dụng PHP Opcode Cacher ngoài các phương thức cache thông thường. Nếu bạn đang sử dụng Shared Hosting thì mình khuyến khích các bạn nên sử dụng WP Super Cache vì plugin đó dễ dùng hơn và tốt hơn với shared hosting, chứ shared hosting mà dùng W3 Total Cache thì cũng không khác gì cả.

 

Và W3 Total Cache chỉ mạnh khi bạn kích hoạt tính năng Opcode Cache, bởi vì theo đánh giá của mình cũng như gợi ý của nhiều chuyên gia thì Opcode Cache có các đặc điểm sau đây:

đó chính là lý do mà tại sao bạn vẫn hay nghe nhiều người nói là W3 Total Cache tốt hơn, nhưng nó chỉ tốt khi bạn sử dụng trên VPS và cấu hình như sau.

Bước 1: Cài đặt W3 Total Cache

Tải plugin W3 Total Cache về và cài đặt, sau đó kích hoạt như bình thường. Sau khi kích hoạt xong các bạn đừng vội thay đổi gì cả.

Các bạn để ý, lúc này các tùy chọn Opcode Cache vẫn chưa được in đậm lên, nghĩa là VPS của bạn chưa được cài đặt Opcode PHP Cache.

Bây giờ công việc quan trọng nhất là cài đặt các Opcode Caches, và có 4 loại sau đây để chúng ta chọn:

Mình gợi ý các bạn nên sử dụng APC vì khâu cài đặt của nó gọn hơn mà dùng tốt nhất so với 3 loại kia.

Bước 2. Cài đặt Opcode Cache vào VPS

Đăng nhập vào SSH và gõ các lệnh Linux sau đây vào.

Lưu ý: Mỗi dòng mình đánh ký hiệu # là một dòng riêng biệt. Tức là sau khi gõ 1 dòng, các bạn đợi nó chạy hết và tiếp tục gõ dòng tiếp theo.

Có 2 cách cài đặt, đó là cài thông qua Pecl và cài thủ công.

Cài thông qua Pecl

# yum install httpd-devel
# pecl install apc

Sau khi cài bạn sẽ thấy tin nhắn hiển thị ra thế này là thành công.

Libraries have been installed in:
   /var/tmp/pear-build-root/APC-3.0.19/modules

If you ever happen to want to link against installed libraries
in a given directory, LIBDIR, you must either use libtool, and
specify the full pathname of the library, or use the `-LLIBDIR'
flag during linking and do at least one of the following:
   - add LIBDIR to the `LD_LIBRARY_PATH' environment variable
     during execution
   - add LIBDIR to the `LD_RUN_PATH' environment variable
     during linking
   - use the `-Wl,--rpath -Wl,LIBDIR' linker flag
   - have your system administrator add LIBDIR to `/etc/ld.so.conf'

See any operating system documentation about shared libraries for
more information, such as the ld(1) and ld.so(8) manual pages.
----------------------------------------------------------------------

Build complete.
(It is safe to ignore warnings about tempnam and tmpnam).

running: make INSTALL_ROOT="/var/tmp/pear-build-root/install-APC-3.0.19" install
Installing shared extensions:     /var/tmp/pear-build-root/install-APC-3.0.19/usr/lib64/php/modules/
running: find "/var/tmp/pear-build-root/install-APC-3.0.19" -ls
72320221    4 drwxr-xr-x   3 root     root         4096 Oct 18 11:21 /var/tmp/pear-build-root/install-APC-3.0.19
72320280    4 drwxr-xr-x   3 root     root         4096 Oct 18 11:21 /var/tmp/pear-build-root/install-APC-3.0.19/usr
72320281    4 drwxr-xr-x   3 root     root         4096 Oct 18 11:21 /var/tmp/pear-build-root/install-APC-3.0.19/usr/lib64
72320282    4 drwxr-xr-x   3 root     root         4096 Oct 18 11:21 /var/tmp/pear-build-root/install-APC-3.0.19/usr/lib64/php
72320283    4 drwxr-xr-x   2 root     root         4096 Oct 18 11:21 /var/tmp/pear-build-root/install-APC-3.0.19/usr/lib64/php/modules
72320279  456 -rwxr-xr-x   1 root     root       461193 Oct 18 11:21 /var/tmp/pear-build-root/install-APC-3.0.19/usr/lib64/php/modules/apc.so

Build process completed successfully
Installing '/var/tmp/pear-build-root/install-APC-3.0.19//usr/lib64/php/modules/apc.so'
install ok: channel://pecl.php.net/APC-3.0.19
You should add "extension=apc.so" to php.ini

Lúc này APC đã được cài đặt vào VPS, nhưng nó chưa được kích hoạt, bây giờ kích hoạt nó bằng cách khai báo trong file php.ini

# vi /etc/php.ini
 //scroll down the where the extensions are loaded and add:
extension=apc.so
apc.enabled=1
apc.shm_segments=1
apc.shm_size=128
apc.ttl=7200
apc.user_ttl=7200
apc.num_files_hint=1024
apc.mmap_file_mask=/tmp/apc.XXXXXX
apc.enable_cli=1

Oke, bây giờ chỉ cần khởi động lại apache là được.

Cài thủ công

# cd /usr/local/src && wget http://pecl.php.net/get/APC-3.1.9.tgz && tar -xzf APC-3.1.9.tgz && cd APC-3.1.9

# whereis php-config
# whereis apxs

# phpize && ./configure --enable-apc --enable-apc-mmap --with-apxs=/usr/sbin/apxs --with-php-config=/usr/bin/php-config && make && make install

# cp /var/www/vhosts/domain.com/httpdocs/wp-content/plugins/w3-total-cache/ini/apc.ini /etc/php.d/

Nhớ sửa lại đường dẫn
/var/www/vhosts/domain.com/httpdocs/wp-content/plugins/w3-total-cache/ini/apc.ini
Khởi động lại apache

# service httpd restart

Sau khi khởi động lại xong, tiếp tục gõ thêm 1 dòng nữa là được

# php -r 'phpinfo();' | grep 'apc'

Xong.

Bước 3. Thiết lập Cache Method

Bây giờ các bạn vào khu vực cài đặt của W3 Total Cache sẽ thấy tùy chọn Opcode: Alternative PHP Cache (APC) sẽ in đậm lên và có thể chọn được, các bạn chọn nó và Save lại là được.

Các tùy chọn khác như Object CacheDatabase Cache cũng chọn method cache tương tự.

 

 

Rate this post
Exit mobile version