Hướng dẫn cơ bản upload website Laravel lên hosting cPanel
Friday 17/09/2021
Trong bài này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách upload website Laravel của bạn lên hosting sử dụng control panel cPanel, đây là công việc đầu tiên cần phải làm khi các bạn xây dựng hoàn thành webiste và muốn chạy trực tiếp trên một domain.
Mục lục
Hướng dẫn cơ bản upload website Laravel lên hosting cPanel
Bước 1: Chuẩn bị source code và database
Bước đầu tiên cần làm là cần nén lại toàn bộ code dưới dạng file zip để có thể upload lên hosting một cách nhanh chóng. Nhưng trước khi nén source code bạn hãy xóa toàn bộ cache của Laravel bằng lệnh sau
php artisan cache:clearphp artisan view:clear
Sau khi đã xóa cache các bạn tiến hành nén lại code dưới dạng file .zip hoặc .tar. Lưu ý không nén với định dạng .rar vì hosting Cpanel sẽ không giải nén được.
Sau khi đã nén code các bạn sẽ cần xuất ra database để import lên hosting. Bạn đang sử dụng các phần mềm Localhost như Xampp, Laragon thì có thể sử dụng Phpmyadmin để xuất database ra dưới dạng file .sql.
Sau khi xuất bạn sẽ nhận được một file có dạng database.sql dùng để import lên hosting ở các bước sau.
Bước 2: Upload source code và database lên hosting
Để upload website laravel lên hosting , đầu tiên các bạn đăng nhập vào cPanel -> Filemanger
Tiếp theo các bạn cần xác định thư mục sẽ chứa mã nguồn. Nếu tên miền các bạn muốn sử dụng là tên miền chính (Tên miền sử dụng khi đăng ký hosting) thì thư mục cần upload code lên sẽ là public_html. Trường hợp tên miền của bạn là addon domain thì thư mục cần upload sẽ là thư mục có tên giống với addon domain. Tương tự với website đang là subdomain của hosting.
Sau khi đã xác định được thư mục cần upload mã nguồn các bạn click vào thư mục sau đó chọn Upload -> Chọn Select file và chọn đến file .zip đã nén. Sau khi quá trình upload hoàn tất hãy click vào Go back to để trở lại thư mục chứa mã nguồn
Tiếp theo hãy click chuột phải vào file .zip và chọn Extract để giải nén.
Sau khi giải nén xong đừng quên xóa file zip mà các bạn đã upload lên. Khi xóa nhớ chọn “Skip the trash and permanently delete the files” để xóa hẳn file.
Tiếp theo bạn cần tạo database, user mysql và cấp quyền cho user , bạn có thể tham khảo ở đây.
Sau khi đã tạo Database các bạn truy cập vào Phpmyadmin và chọn database để import database đã Export ở bước 2.
Bước 3: Cấu hình kết nối database trong file .env
Trước tên để có thể xem và chỉnh sửa file .env, bạn cần bật hiển thì file ẩn
Sau khi đã tạo database, user, import database các bạn tiến hành cấu hình kết nối database trong file .env. Click chuột phải vào file .env và chọ Edit
Tại đây các bạn cần sửa một số thông tin sau
APP_DEBUG : Sửa true thành false
APP_URL : điền domain website theo dạng http://domain.com hoặc https://domain.com nếu dùng SSL
DB_DATABASE : Điền database đã tạo ở bước 2
DB_USERNAME : Điền user Mysql đã tạo ở bước 2
DB_PASSWORD : Điền mật khẩu user Mysql đã tạo ở bước 2
Bước 4: Loại bỏ public khỏi URL của website
Theo mặc định của Laravel tất cả các request sẽ đi vào thư mục public nên trong Url sẽ có thêm đuôi /public.
Để loại bỏ /public khỏi Url các bạn tạo file .htaccess ngang hàng file .env với nội dung sau
Sau khi upload code lên các bạn cần đảm bảo chmod của thư mục là 0755 và chmod của file là 0644 nếu không sẽ gặp lỗi 403.
Trường hợp gặp lỗi 500 hãy kiểm tra lại phiên bản PHP trên hosting và kết nối Mysql xem có chính xác hay không. Đối với Laravel 5.6 trở lên hãy sử dụng PHP 7 để cho hiệu suất tốt nhất. Để đổi phiên bản PHP của hosting , các bạn có thể tham khảo bài viết ở đây.
Qua bài viết này PA Việt Nam đã hướng dẫn các bạn chi tiết cách upload website Laravel lên hosting cPanel một cách chính xác nhất. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại đây.