Hướng dẫn phân biệt Mã Số Thuế Doanh Nghiệp

  • Monday 29/01/2024

I Giới thiệu

Trong quá trình kinh doanh và thanh toán thuế, Mã Số Thuế (MST) của mỗi doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng không thể thiếu.
Tuy nhiên, có hai loại MST phổ biến mà các doanh nghiệp cần phân biệt rõ ràng: MST 10 số và MST 13 số.

Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về phân biệt mã số thuế doanh nghiệp, MST 10 số và MST 13 số.

Mã Số Thuế

1 Mã số thuế là gì?

MST là gì? Theo thông tư 95 của Bộ Tài Chính, khái niệm mã số thuế là một dãy số, chữ cái hoặc những ký tự được cơ quan quản lý Thuế cấp cho cá nhân, công ty, doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp thuế. MST này có thể giúp nhận biết, xác định từng người nộp thuế ở thời điểm hiện tại. Trong số đó, có thể kể tới những người có hoạt động xuất nhập khẩu. Mã số thuế sẽ được ghi nhận và quản lý một cách thống nhất trên toàn quốc cụ thể là Việt Nam.

Mỗi doanh nghiệp, cá nhân thực hiện nộp thuế sẽ được cấp một MST khác nhau. Ngoài ra, các doanh nghiệp sẽ được cấp thêm một mã số cụ thể nữa. Đó chính là mã số của doanh nghiệp.

2 Mã số thuế có quy định như nào?

Theo quy định, mã số thuế sẽ tuân theo một cấu trúc nhất định. Từ đó, ta có thể dễ dàng nắm được những thông tin cần thiết khi nhìn vào MST.

Ví dụ: n0n1n2n3n4n5n6n7n8n9 – n10n11n12
Tương ứng:: 0123456789 – 001

Trong đó:

n0n1: Là số phân khoảng tỉnh cấp mã số thuế (theo “Danh mục mã phân khoảng tỉnh”);
n2n3n4n5n6n7n8: Được quy định theo cấu trúc tăng dần từ 0000001 đến 9999999;
n9: Là chữ số kiểm tra;
n0n1n2n3n4n5n6n7n8n9: Được cấp cho doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế;
n10n11n12: Được cấp cho các đơn vị trực thuộc theo cấu trúc tăng dần từ 001 đến 999;
Dấu “-” là ký tự dùng phân tách 10 số đầu và 3 số cuối.

3 Mã số thuế 10 số là gì?

Mã số thuế 10 số có thể được gọi là mã số thuế công ty hoặc mã số doanh nghiệp hoặc mã số kinh doanh đều được.

Mã số thuế doanh nghiệp được cấp 1 lần cho 1 doanh nghiệp, được thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và chỉ hết hiệu lực khi doanh nghiệp đó giải thể.

Các đơn vị độc lập dưới đây được cấp mã số thuế 10 số:

Hợp tác xã;
Doanh nghiệp;
Đại diện hộ kinh doanh, hộ gia đình;
Các tổ chức kinh tế có phát sinh nghĩa vụ thuế;
Các cá nhân khác…

4 Mã số thuế 13 chữ số là gì?


Mã số thuế 13 số hay còn gọi là mã số thuế đơn vị phụ thuộc.

Đối tượng được cấp mã số thuế 13 số là:

Đơn vị phụ thuộc: chi nhánh công ty, văn phòng đại diện;
Địa điểm kinh doanh của hộ và cá nhân kinh doanh;
Nhà đầu tư, nhà thầu, hiệp định dầu khí, công ty mẹ của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam được cử đại diện nhận phần lãi được chia từ các hợp đồng;
Các đơn vị phụ thuộc khác được thành lập hợp pháp và có phát sinh nghĩa vụ thuế…
Mã số thuế 13 số của chi nhánh, văn phòng đại diện phải được kích hoạt và có hiệu lực trong hệ thống đăng ký thuế trước khi có thông báo hoạt động.

 

5 Hình thức cấp MST doanh nghiệp

Theo quy định Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP và Khoản 3 Điều 4 Thông tư 95/2016/TT-BTC. MS doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp. Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì MS doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực.

Mã số doanh nghiệp được tạo, gửi, nhận tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin đăng ký thuế và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh), MS doanh nghiệp là mã số thuế do cơ quan thuế đã cấp cho doanh nghiệp.

MST 10 số được cấp cho các doanh nghiệp.

MST 13 số được cấp cho các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp được cấp mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp.

6 Tổng hợp mã số thuế của 63 tỉnh

01″: = “TP Hà Nội”
“02”: = “TP Hải Phòng”
“03”: = “TP Hồ Chí Minh”
“04”: = “TP Đà Nẵng”
“05”: = “Tỉnh Hà Tây”
“06”: = “Tỉnh Nam Định”
“07”: = “Tỉnh Hà Nam”
“08”: = “Tỉnh Hải Dương”
“09”: = “Tỉnh Hưng Yên”
“10”: = “Tỉnh Thái Bình”
“11”: = “Tỉnh Long An”
“12”: = “Tỉnh Tiền Giang”
“13”: = “Tỉnh Bến Tre”
“14”: = “Tỉnh Đồng Tháp”
“15”: = “Tỉnh Vĩnh Long”
“16”: = “Tỉnh An Giang”
“17”: = “Tỉnh Kiên Giang”
“18”: = “Tỉnh Cần Thơ”
“19”: = “Tỉnh Cà Mau”
“20”: = “Tỉnh Cà Mau”
“21”: = “Tỉnh Trà Vinh”
“22”: = “Tỉnh Sóc Trăng”
“23”: = “Tỉnh Bắc Ninh”
“24”: = “Tỉnh Bắc Giang”
“25”: = “Tỉnh Vĩnh Phúc”
“26”: = “Tỉnh Phú Thọ”
“27”: = “Tỉnh Ninh Bình”
“28”: = “Tỉnh Thanh Hóa”
“29”: = “Tỉnh Nghệ An”
“30”: = “Tỉnh Hà Tĩnh”
“31”: = “Tỉnh Quảng Bình”
“32”: = “Tỉnh Quảng Trị”
“33”: = “Tỉnh Thừa Thiên Huế”
“34”: = “Tình Bình Thuận”
“35”: = “TP Vũng Tàu”
“36”: = “Tỉnh Đồng Nai”
“37”: = “Tỉnh Bình Dương”
“38”: = “Tỉnh Bình Phước”
“39”: = “Tỉnh Tây Ninh”
“40”: = “Tỉnh Quảng Nam”
“41”: = “Tỉnh Bình Dương”
“42”: = “Tỉnh Khánh Hòa”
“43”: = “Tỉnh Quảng Ngãi”
“44”: = “Tỉnh Phú Yên”
“45”: = “Tỉnh Ninh Thuận”
“46”: = “Tỉnh Thái Nguyên”
“47”: = “Tỉnh Bắc Cạn”
“48”: = “Tỉnh Cao Bằng”
“49”: = “Tỉnh Lạng Sơn”
“50”: = “Tỉnh Tuyên Quang”
“51”: = “Tỉnh Hà Giang”
“52”: = “Tỉnh Yên Bái”
“53”: = “Tỉnh Lào Cai”
“54”: = “Tỉnh Hòa Bình”
“55”: = “Tỉnh Sơn La”
“56”: = “Tỉnh Lai Châu”
“57”: = “Tỉnh Quảng Ninh”
“58”: = “Tỉnh Lâm Đồng”
“59”: = “Tỉnh Gia Lai”
“60”: = “Tỉnh Đắc Lắc”
“61”: = “Tỉnh Kon Tum”
“62”= ” Tỉnh Lai Châu”
“63”= ” Tỉnh Hậu Giang”

II Kết Luận

Trên đây chúng tôi đã cung cấp thông tin về “Phân biệt mã số thuế doanh nghiệp, MST 10 số và MST 13 số“. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với khách hàng.

Quý khách có thể tham khảo thêm về các bài viết về hóa đơn điện tử tại đây

P.A Việt Nam cung cấp dịch vụ Hóa Đơn Điện Tử CHỈ TRONG 30S NHANH CHÓNG | TIẾT KIỆM | AN TOÀN

https://hoadon30s.vn/

Rate this post