Bất kể Nhà bán hàng nào hoạt động ở quy mô hàng nghìn nhân viên hay là một cửa hàng chưa đến chục người, chỉ cần là một tổ chức mà nhà bán hàng đóng vai trò quản lý doanh nghiệp thì phân quyền luôn là điều mà bất cứ nhà bán hàng nào cũng nên thực hiện để giảm tải khối lượng công việc thực hiện. Một nhân viên dưới quyền không được phép xâm phạm tác động lên những thành phần quan trọng của web, do đó Quản lý thành viên Web30s ra đời được xem là giải pháp cho Nhà bán hàng.
Phân quyền có thể nói là cách nhà bán hàng điều khiển tổ chức của mình hoạt động, đồng thời cũng giúp nhà bán hàng quản lý nhân viên dưới quyền một cách hiệu quả. Vậy cụ thể phân quyền là gì, lợi ích của phân quyền và cách phân quyền trên Web30s được thực hiện như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.
1. Phân quyền nhân viên là gì và tại sao phải phân quyền?
Định nghĩa : phân quyền là việc chúng ta phân chia một phần quyền lực quyết định cho nhân viên cấp dưới, nhân viên được cấp quyền sẽ có toàn quyền quyết định những trường hợp nằm trong quyền hạn của mình.
Theo định nghĩa Web: Phân quyền sử dụng là phân quyền cho người được chỉ định có thể truy cập vào các nguồn thông tin trên hệ thống, khi đó người được phân quyền mới có thể truy cập vào các hệ thống dữ liệu được đã được phân quyền.
Vậy tại sao Nhà bán hàng cần Quản lý thành viên?
Đơn giản và dễ hiểu nhất vì càng nắm nhiều quyền thì lượng công việc Nhà bán hàng cần xử lý càng nhiều, trách nhiệm càng lớn và chắc chắn một mình Nhà bán hàng không thể hoàn thành tốt tất cả. Lợi ích của phân quyền là gì giúp Nhà bán hàng giảm áp lực cho mình và chỉ cần tập trung vào các công việc chính, mang tính chất quyết định.
Ngoài ra phân quyền còn giúp Nhà bán hàng khai thác được các năng lực của nhân viên, tận dụng khả năng sáng tạo cả họ để tăng hiệu quả công việc. Phân quyền cũng là cách để giới hạn sự can thiệp của nhân viên vào các công đoạn khác.
Ví dụ nhân viên kho sẽ không được phép bán hàng, nhân viên bán hàng thì không được phép kiểm kê sổ sách, Nhân viên quản lý dữ liệu không được chia sẻ thông tin bên ngoài. Tại một số nơi họ còn dùng phân quyền để thử thách nhân viên trong thời hạn đánh giá.
Dựa vào 2 thông tin định nghĩa trên thì một nhân viên được cung cấp quyền thì chỉ nên thực hiện đúng quyền hạn của nhân viên đó. Việc cung cấp thêm các quyền khác sẽ dễ ảnh hưởng đến Website của Nhà bán hàng. Do đó Web30s đã xây dựng phần Quản lý thành viên này để Nhà bán hàng có thể phân công việc cho nhân viên của mình.
Vậy cách phân quyền như thế nào? Trước tiên Nhà bán hàng sẽ cần nhóm lại các thành viên đó.
2. Tạo nhóm quản lý thành viên
Tạo nhóm quản lý cho phép thành viên trong nhóm có thể thao tác đúng với quyền hạn của mình. Nhóm thành viên này sẽ không tác động làm ảnh hưởng đến một nhóm khác. Thông thường trên web sẽ có 5 nhóm chính gồm:
- Super Admin : Quản trị viên cấp cao nhất.
- Administrator: Quản trị viên
- Editor: Biên tập viên
- Contributor: Cộng tác viên
- Subscriber: Thành viên đăng ký
Bước 1: Nhà bán hàng truy cập vào phần Quản lý thành viên => Nhóm thành viên ở cột bên trái màn hình.
Bước 2: Nhà bán hàng thực hiện ấn nút Thêm mới ở góc phải màn hình
Bước 3: Nhà bán hàng điền thông tin 2 trường theo biểu mẫu. Trong đó:
- Tên nhóm: Giúp Nhà bán hàng phân biệt được tên nhóm. Trong đó khách hàng đặt tên làm sao gợi ý thông tin về nhóm đó và những quyền hạn của nhóm có thể thực hiện trên quản trị
- Loại: Loại nhóm gồm nhóm Quản trị viên và nhóm Thành viên. Trong đó: thành viên là loại nhóm thường chỉ có thể đăng nhập thao tác trên trang web. Chỉ có thể được dùng để phân loại khách hàng và nhóm khách hàng. Quản trị viên là những thành viên có thể thực hiện truy cập quản trị và thao tác dữ liệu trên web.
Sau khi hoàn thành Nhà bán hàng ấn nút Lưu dữ liệu.
Đối với Thành viên thì sẽ không cần thao tác thêm. Nhưng đối với nhóm Quản trị Website sẽ thực hiện thêm 1 bước cấp quyền. Nhà bán hàng thực hiện ấn vào nút Cập nhật. Sau đó nhà bán hàng muốn nhóm đó thực hiện được chức năng nào thì tích vào các lựa chọn như ảnh sau.
Sau khi hoàn tất chọn chức năng, Nhà bán hàng có thể ấn nút Lưu dữ liệu ở góc phải màn hình. Sau bước này Nhà bán hàng đã có thể cấp phát cho quản trị viên
Bước 4: Nhà bán hàng truy cập vào Quản lý thành viên => Thành Viên. Nhà bán hàng muốn cấp quyền cho Thành viên nào thì ấn vào nút cập nhật của thành viên đó. Trang sẽ chuyển đến phần cập nhật thông tin thành viên.
Bước 5: Chọn một thành viên muốn được cấp quyền. Thành viên có thể được tạo từ web bằng cách đăng ký trên trang (Áp dụng với web bán hàng, web bất động sản) hoặc Quý khách tự tạo bằng cách ấn nút Thêm mới ở góc phải màn hình.
Trong đó:
- Thông tin bắt buộc: Bao gồm Tên truy cập, email, Mật khẩu, Xác nhận, Nhập lại mật khẩu. Thông tin này được dùng để thành viên đăng nhập website.
- Ảnh: Ảnh nhận diện thành viên, Ở đây chỉ có Quản trị viên mới có thể đăng ảnh cho thành viên. (Trường này không bắt buộc)
- Thông tin thêm: gồm Họ Tên, Thuộc nhóm, Số điện thoại, địa chỉ, ghi chú, trạng thái. Trong đó 2 mục quan trọng nhất là Thuộc nhóm và trạng thái. Để thành viên được cấp quyền phải cho thuộc nhóm quản trị thì thành viên mới có quyền được truy cập hệ thống quản trị
Ở đây Quý khách chú ý phải thay đổi ở dòng Thuộc nhóm thì thành viên mới được cấp quyền truy cập quản trị.
Sau khi đã chọn nhóm thì Nhà Bán hàng có thể ấn nút Lưu dữ liệu và kiểm tra lại thông tin đăng nhập.
Lưu ý:
Một lưu ý nhỏ thành viên quản trị sẽ phải đăng nhập bằng phương thức như Nhà bán hàng đăng nhập vào quản trị Web30s theo cú pháp tên_miền.com/admin. Người được cấp quyền sẽ chỉ thấy những chức năng mà Nhà bán hàng cấp phép cho nhóm.
Trên đây là hướng dẫn quản lý thành viên quản trị Web30s. Nếu Nhà bán hàng có vấn đề nào khi xem hướng dẫn hoặc không rõ thông tin. Nhà bán hàng vui lòng liên hệ qua Hotiine 1900 9477 để được hỗ trợ tốt nhất ạ.
Danh mục các bài viết liên quan: Liên kết.
Nhà bán hàng có thể tham khảo thêm nhiều chương trình khuyến mãi của P.A Việt Nam tại đây:
Bảng tin khuyến mãi P.A Việt Nam