[Jupiter] Hướng dẫn sử dụng Cpanel với giao diện Jupiter

  • Tuesday 13/12/2022

Jupiter

Jupiter sẽ trở thành giao diện quản lý chính của Control panel Cpanel từ version 108 (Q3-Q4 của 2022):

https://blog.cpanel.com/updated-paper-lantern-removal-schedule/

Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn một vài thao tác cơ bản khi sử dụng Cpanel với giao diện Jupiter.

 

Chuyển đổi từ giao diện Paper Lantern sang Jupiter

Trường hợp hosting của bạn vẫn đang sử dụng giao diện mặc định là Paper Lantern, bạn thực hiện thay đổi tại mục Theme (cột bên phải) bạn chọn vào giao diện Jupiter.

Jupiter

 

Hướng dẫn sử dụng giao diện Jupiter

1. Sử dụng File Manager upload source code

– Chọn File Manager để truy cập giao diện quản lý file của hosting.

jupiter

– Ở đây bạn chọn thư mục Public_html -> Upload -> chọn file .zip để upload. Hiện Cpanel không hỗ trợ giải nén file .rar nên bạn cần lưu ý chọn định dạng .zip khi thực hiện nén toàn bộ source code.

 

Sau khi đã upload hoàn tất, bạn quay lại giao diện quản lý file -> tích chọn file .zip > Extract để bắt đầu giải nén.

 

Bạn chọn đường dẫn lưu file sau khi giải nén -> Extract Files và chờ hệ thống thông báo sau khi hoàn tất. Thời gian giải nén sẽ phụ thuộc vào dung lượng file nén mà bạn upload lên.

 

2. Khởi tạo và import database

Khởi tạo database:

Để khởi tạo database mới bạn chọn MySQL® Databases trên gia diện Jupiter.

 

Bạn nhập tên database cần khởi tạo tại mục Create New Database.

 

Khởi tạo user cho database.

 

Tiếp đến bạn cần cấp quyền cho user với database đã khởi tạo ở trên.

 

Bạn chọn ALL PRIVILEGES để cấp full quyền cho user.

 

Import database:

Bạn quay lại giao diện Jupiter của Cpanel và chọn vào phpMyadmin.

 

Tiếp đến, bạn chọn vào database đã khởi tạo ở bước 1 -> Import -> Choose File -> Go và chờ hệ thống báo khi hoàn tất.

 

3. Thêm alias, addon và subdomain

Để thực hiện thêm tên miền mới bạn chọn Domains -> Create A New Domain

 

Thêm Alias Domain:

Domain: bạn điền tên miền phụ cần chạy chung với website chính.

Document Root: bạn tích chọn “Share document root”

 

Thêm Addon và Subdomain:

Document Root: bạn bỏ tích “Share document root”

Khi thêm Addon domain, hệ thống sẽ tự động tạo thêm 1 thư mục cùng tên với tên miền mới và 1 subdomain theo tên miền chính của hosting.

 

Đối với Subdomain, hệ thống sẽ chỉ tạo 1 thư mục tương ứng với subdomain khởi tạo.

Lưu ý: để khởi tạo được Subdomain, bắt buộc tên miền gốc phải được thêm trước đó vào hosting. Trường hợp tên miền gốc chưa được thêm, hệ thống sẽ ghi nhận subdomainaddon domain.

 

4. Cài đặt wordpress trắng trên Jupiter

Tại giao diện chính của hosting, bạn chọn vào WordPress Toolkit

 

Tiếp đến bạn chọn Install WordPress.

 

Giao diện cài đặt WordPress sẽ xuất hiện, bạn nhập thông tin như sau:

Installation path: Đường dẫn chứa source code, bạn có thể chọn Addon domain hoặc subdomain.
Website title: Tên website
Plugin/theme set: bộ cài đặt Plugin theo theme có sẵn, bạn có thể chọn None để tự cài đặt về sau.
Website language: Ngôn ngữ hiển thị trong giao diện quản lý website.
Version: Phiên bản WordPress, bạn nên sử dụng Version mới nhất.
Username: Tên tài khoản quản trị website.
Password: Mật khẩu
Email: Tài khoản email quản trị.

 

 

Sau khi đã điền đầy đủ thông tin, bạn chọn Install để hệ thống bắt đầu cài đặt WordPress cho website.

 

5. Backup toàn bộ hosting

Tại mục Files > chọn Backup

 

Trong giao diện Backup, bạn sẽ thấy có Full BackupAccount Backups

Full Backup:

Chức năng này sẽ khởi tạo 1 bản backup toàn bộ hosting tại thời điểm hiện tại và lưu trữ trên hosting.

 

Backup Destination: nơi chứa file backup, mặc định sẽ lưu trữ trên hosting.

Email Address: Email nhận thông báo từ hệ thống khi quá trình backup hoàn tất.

 

Sau khi quá trình backup hoàn tất, bạn truy cập vào File Manager để download file backup.

 

Account Backups:

Đây là các bản backup do hệ thống tự động khởi tạo và không tính vào dung lượng sử dụng của hosting.
Các bạn lựa chọn bản backup phù hợp và chọn Download để lưu trữ về máy tính cá nhân.

 

6. Khởi tạo tài khoản FTP

Chọn mục FTP Account

 

Bạn điền các thông tin sau:

Log in: tên tài khoản FTP
Domain: tên miền cần khởi tạo FTP
Password: Mật khẩu
Directory: Đường dẫn chứa dữ liệu của user FTP
Quota: Giới hạn dung lượng upload lên hosting.

Bấm “Create FTP Account” để khởi tạo user FTP.

Sau khi khởi tạo hoàn tất, bạn có thể sử dụng phần mềm Filezilla để kết nối FTP đến hosting.

Thông tin kết nối gồm:
Host: IP server/hosting
Username: user@domain (vd: kythuat@pavietnam.com)
Password:

 

7. Thay đổi PHP version

Mục Software > chọn Select PHP Version

 

Tại giao diện chính, bạn chọn phiên bản PHP phù hợp tại Current PHP version và chọn Set as current để lưu lại.

 

Để kích hoạt các Extensions cho phiên bản PHP bạn vừa chọn, bạn chuyển qua tab Extensions và tích vào ô tương ứng.

Để kiểm tra lại cấu hình, bạn tạo file info.php đặt tại thư mục chính của website với nội dung sau:

<?php
phpinfo();
?>

Sau đó, bạn truy cập theo link: Domain.com/info.php 

 

8. Khởi tạo Email account

Mục Email > chọn Email Accounts

 

Trong giao diện Email Accounts, bạn chọn Create

Điền thông tin cho usermail.

Domain: Tên miền cần khởi tạo usermail.
Username: tên tài khoản.

Chọn Create để hệ thống tiến hành khởi tạo.

Sau khi khởi tạo hoàn tất, bạn truy cập vào webmail theo link:

https://domain.com:2096

vd: https://pavietnam.com:2096

 

Như vậy bạn đã nắm được các thao tác cơ bản khi sử dụng Cpanel với giao diện Jupiter.

Chúc các bạn thành công !

______________________________________________________________________

P.A Việt Nam cung cấp đa dạng các Plan Hosting WordPress đáp ứng yêu cầu của khách hàng
WordPress Hosting phổ thông
WordPress Hosting chất lượng cao
WordPress VIP

Tham khảo các ưu đãi: https://www.pavietnam.vn/vn/tin-khuyen-mai/

5/5 - (1 bình chọn)