Kiến trúc của hệ điều hành Linux

  • Tuesday 23/11/2021

Kiến trúc của hệ điều hành Linux

Bài viết mô tả kiến trúc cơ bản của hệ điều hành Linux và distro phổ biến hiện nay.

Linux là một hệ điều hành nhân Unix, linh động và được phát hành miễn phí. Cùng với Windows, Mac OS thì Linux là một trong những hệ diều hành phổ biến nhất hiện nay.

1. Hệ điều hành Linux là gì?

Linux là một hệ điều hành phát triển dựa vào hệ điều hành Unix và được phát hành miễn phí. Hệ điều hành này được cài đặt từ máy tính cá nhân đến các server chuyên dụng.
Thành phần cơ bản của Linux là hạt nhân Linux (Linux kernel), là nhân hệ điều hành được phát triển bởi Linus Torvalds. Linux được công bố lần đầu tiên vào tháng 9 năm 1991 với phiên bản 0.01. Linux hiện có khá nhiều các bản phân phối khác nhau tất cả đều có một đặc điểm chung là có một Linux kernel bên trong.

2. Kiến trúc hệ điều hành Linux

Hãy cùng tìm hiểu về kiến trúc cơ bản cũng như ưu và nhược điểm của hệ điều hành Linux

Kiến trúc cơ bản

Kiến trúc của HĐH Linux chia làm 3 thành phần: Kernel, Shell, Applications.

– Kernel: Đây là phần quan trọng và được ví như trái tim của HĐH, phần kernel chứa các module, thư viện để quản lý và giao tiếp với phần cứng và các ứng dụng.
– Shell: Shell là một chương trình có chức năng thực thi các lệnh từ người dùng hoặc từ các ứng dụng – tiện ích yêu cầu chuyển đến cho Kernel xử lý.
– Applications: Là các ứng dụng và tiện ích mà người dùng cài đặt trên Server. Ví dụ: ftp, samba, Proxy, …

Ưu điểm và nhược điểm của hệ điều hành Linux

Ưu điểm:

  • Hoàn toàn miễn phí.
  • Độ an toàn cao.
  • Tính linh hoạt cao.
  • Hướng dẫn sử dụng phong phú.
  • Chạy ổn định cả trên các máy tính cấu hình yếu.

Nhược điểm:

  • Đòi hỏi người dùng phải thành thạo, mất thời gian để làm quen.
  • Phần cứng ít được hỗ trợ.
  • Các phần mềm còn hạn chế.
  • Thiếu chuẩn hóa.

3. Các distro phổ biến của Linux

3.1. Debian

https://www.debian.org/
Debian là một distro chứa số lượng các phần mềm rất lớn. Debian được xây dựng bởi một tổ chức nguyên tình nguyện cống hiến để phát triển phần mềm tự do và đẩy mạnh những lý tưởng của cộng đồng phần mềm tự do. Debian có tiếng về mối liên kết chặt chẽ với triết lí Unix và phần mềm tự do. Nó cũng có tiếng về sự phong phú cho các chọn lựa: Phiên bản phát hành hiện tại có hơn 29000 gói phần mềm cho 11 kiến trúc máy tính, từ kiến trúc ARM thường gặp ở các hệ thống nhúng và kiến trúc máy tính lớn s390 của IBM cho đến các kiến trúc thường gặp trên máy tính cá nhân hiện đại như x86 và Power.

3.2. Ubuntu

https://ubuntu.com/
Hệ điều hành Ubuntu là một trong những bản phân phối Linux phổ biến nhất hiện nay do Mark Shuttleworth sáng lập và công ty Canonical của ông tài trợ. Hệ điều hành này được sử dụng phổ biến và ưa chuộng vì có giao diện đẹp, thân thiện, dễ sử dụng, kho phần mềm ứng dụng rất phong phú đáp ứng được hầu hết yêu cầu của người dùng, các version được cập nhật liên tục. Ubuntu được chia làm 2 loại: Ubuntu Desktop và Ubuntu Server.

3.3. RedHat Enterprise Linux

https://www.redhat.com/en
Red Hat Enterprise Linux (RHEL) là một bản phân phối Linux được phát triển bởi Red Hat và mục tiêu hướng tới thị trường thương mại. Red Hat Enterprise Linux là một trong những hệ điều hành an toàn nhất hiện có, sẵn sàng đáp ứng khối lượng tính toán cường độ cao out-of-the-box. RHEL được triển khai trong các cơ quan chính phủ, tài chính – ngân hàng, nơi mà bảo vệ dữ liệu là việc quan trọng nhất.

3.4. CentOS

https://www.centos.org/
CentOS là viết tắt của Community Enterprise Operating System. CentOS là một bản phân phối hệ điều hành tự do dựa trên Linux kernel. Có nguồn gốc hoàn toàn từ bản phân phối RHEL. CentOS thường được sử dụng trong các doanh nghiệp bởi tính ổn định vòng đời End-of-Life dài.

3.5. Kali Linux

https://www.kali.org/
Kali Linux là một distro của Linux, được sử dụng để kiểm tra, tấn công thử nghiệm vào các lỗ hổng của hệ thống công nghệ thông tin. Kali linux được viết dựa trên nền tảng của Debian được đồng bộ hóa với các Repository của Debian. Đây là một phiên bản tiến hóa của Backtrack và distro này rất hữu ích đối với những chuyên gia đánh giá bảo mật.

4. Vai trò của Linux trong các hệ thống thông tin

  • Tổ chức, quản lý và vận hành các máy chủ, các dịch vụ trong hệ thống thông tin.
  • Tạo môi trường, cung cấp các công cụ, các chính sách giải pháp bảo vệ an toàn thông tin cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân.
  • Linux là nền tảng chính trong việc phát triển công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing) và dữ liệu lớn (Big Data).
  • Linux được sử dụng để hỗ trợ cho các ứng dụng di động và các thiết bị nhúng.
  • Linux là ngôi nhà của hệ điều hành cho tất cả các loại giải pháp ảo hóa có sẵn, cho dù nền tảng hoặc ảo hóa song song, ảo hóa hệ điều hành hay nhiều ý tưởng mơ hồ hơn như ảo hóa cộng tác. Hiện nay, KVM của Linux hỗ trợ ảo hóa lồng nhau.

Trên đây là một số thông tin cơ bản mà các bạn cần biết khi bắt đầu tìm hiểu, làm việc với môi trường Linux.

=========================================================================

P.A Việt Nam tiên phong trong thị trường Internet & Web.
Là nhà đăng ký tên miền lớn nhất Việt Nam.

P.A Việt Nam cung cấp đa dạng các cấu hình Máy Chủ Ảo và Máy Chủ Riêng
Cloud Server
Cloud Server Pro
Máy Chủ Riêng

Tham khảo các ưu đãi: https://www.pavietnam.vn/vn/tin-khuyen-mai/

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm nhiều kiến thức về máy chủ (server): https://kb.pavietnam.vn/category/cloud-dedicated-colocation

Rate this post