Site icon Knowledge Base| Kiến thức Dịch vụ P.A Việt Nam

Làm sao gửi Email Marketing Để hạn chế vào SPAM

Làm sao gửi Email Marketing Để hạn chế vào SPAM

1 – Tên miền phải có độ tin cậy cao

Tên miền không bị Blacklist. Bạn có thể kiểm tra tại: https://mxtoolbox.com/blacklists.aspx để xem tên miền có bị blacklist không. Nếu bị bạn hãy đổi sang tên miền khác để tránh ảnh hưởng.

Hiện tại Gmail vừa cập nhật bộ lọc Spam mới. Các email chứa đường dẫn (link) sẽ bị đánh dấu là SPAM và bị cảnh báo: “Be careful with this message. The email contains a suspicious link that was used to steal personal information. Unless you trust the sender, don’t click links or reply with personal information” hoặc thông báo bằng tiếng Việt: “Hãy thận trọng với thư này. Thư này chứa liên kết đáng ngờ đã được sử dụng để lấy cắp thông tin cá nhân của mọi người. Không nhấp vào liên kết hoặc trả lời kèm thông tin cá nhân trừ khi bạn tin tưởng người gửi.”. Do đó, bạn cần kiểm tra xem domain của link có nằm trong anti-spam services như: Spamhaus, Spamcop, Barracuda hay không và gửi thử email tới địa chỉ Gmail của mình để đảm bảo link không bị chặn.

2 – Chú ý tới việc test bộ lọc spam và tiêu chí đánh giá trước khi gửi

Sau khi đảm bảo chiến dịch email không phạm phải 4 nguyên nhân email rơi vào spam ở phần trên, bạn vẫn cần test bộ lọc spam trước khi thực sự gửi chiến dịch tới cả nghìn khách hàng. Spam score cũng là một công cụ tốt, nhưng sẽ không đảm bảo 100% cho bạn.

Cách tốt nhất là gửi thử email tới danh sách email test (đừng thêm email gửi vào nhé) bao gồm các email của bạn và đồng nghiệp. Mục đích là bạn sẽ thử ở vị trí người nhận email, xem thử email của bạn vào hòm thư nào – hộp thư chính/ quảng cáo/ spam?

Quý khách có thể tham khảo thêm về các tiêu chí đánh giá spam email tại đây

3 – Email chỉ có mỗi một bức hình

Bạn nên hiểu rằng, bộ lọc spam thích những email dạng như bức thư tay. Vì vậy, việc chèn 1 bức ảnh duy nhất sẽ là điều bất thường, khiến email của bạn đáng nghi và bị chặn. Bạn nên đầu tư vào việc soạn email có bố cục, từ ngữ và hình minh họa phù hợp.

4 – Đừng sử dụng email cá nhân hay email miễn phí

Thay vì sử dụng email miễn phí hoặc email cá nhân, bạn nên sử dụng địa chỉ email của công ty hoặc tổ chức khi gửi email. Dĩ nhiên, bạn phải biết rằng nếu bạn bị cái ISP đưa vào blacklist, thì tất cả email có cùng tên miền sẽ bị ảnh hưởng.

5 – Tiêu đề email và các nội dung email khác nhau

Nội dung email đóng một vai trò quan trọng trong việc lọc thư. Bạn cần tránh viết các email có nội dung như là spam. Ngoài ra, nếu bạn gửi email có tiêu đề và thông tin tương tự nhau, thì chiến dịch email của bạn sẽ bị nhận diện spam. Có nhiều giải pháp có thể giúp bạn tránh việc email gửi vào Spam. Trong đó, bạn nên gửi chiến dịch thử nghiệm – A/B testing để kiểm tra hiệu quả của các nội dung email marketing khác nhau.

6 – Chú ý các liên kết trong email của bạn

Bộ lọc spam kiểm tra địa chỉ URL trong email của bạn. Nếu bạn dẫn link tới một domain thiếu uy tín, nhiều khả năng email sẽ bị nhận diện spam. Thêm vào đó, bạn nên tránh dẫn link tới các địa chỉ URL chứa các folder chỉ có 1-2 chữ cái vì như vậy bộ lọc sẽ tính đó là một dấu hiệu đáng ngờ.

7 – Đừng sử dụng rút gọn liên kết

Đường link của bạn nên là link đầy đủ dẫn tới URL trực tiếp. Vì với link rút gọn, ISP không check được ngay nội dung của các liên kết đó, nên nó sẽ nghi ngờ bạn. *Ps: đặc biệt chú ý với các liên kết như goo.gl, bitly …

8 – Sử dụng HTML chuẩn

Những tags HTML không thích hợp, những tag bị lỗi…có thể làm giảm khả năng gửi mail thành công của bạn.

9 – Xóa bỏ những địa chỉ không còn được sử dụng

Hãy xóa những liên lạc cũ và không còn hoạt động nữa. Việc kiểm soát các liên lạc rất quan trọng trong việc gửi email. Tập trung vào những liên lạc còn hoạt động, bạn có thể tăng khả năng gửi email thành công.

10 – Thường xuyên sử dụng 1 địa chỉ email

Chúng tôi khuyên bạn không nên đổi địa chỉ và thông tin email thường xuyên. Chúng nên được giữ cố định để xây dựng danh tiếng và thương hiệu cho bạn trừ khi email theo tên miền của bạn bị blacklist thì khi đó mới đổi qua tên mới.

11 – Không bao giờ thêm Javascript, mẫu code hoặc video vào email của bạn

Cách làm này chắc chắn sẽ bị kiểm duyệt gắt gao. Tốt nhất là dẫn đến một trang web chứa những nội dung trên.

12 – Tránh copy trực tiếp từ Word, Excel hay Powerpoint, etc..

Khi bạn chép nội dung trực tiếp từ những ứng dụng , rất nhiều định dạng hoặc các ký tự lạ sẽ được nhét vào email mà bạn không thể kiểm soát được. Các bộ lọc email spam cũng rất sẽ cảnh giác với điều này.

13 – Khuyến khích khách hàng tương tác với email của bạn

Để giữ email của bạn tránh xa thư mục spam, bạn cần khuyến khích khách hàng tương tác với chiến dịch của bạn. Để nâng cao hiệu quả, bạn nên phân khúc khách hàng – lọc ra những email tương tác tốt và xây dựng chiến dịch cho riêng họ.

Rate this post
Exit mobile version