Metadata là gì ? 1 số loại metadata

  • Wednesday 24/08/2022

Metadata hay còn gọi là siêu dữ liệu, là 1 thuật ngữ hiếm gặp, lạ lẫm với nhiều người, ngay cả với nhiều người trong ngành công nghê thông tin. thuật ngữ này thường chỉ xuất hiện trong 1 số tài liệu chuyên ngành. Vậy metadata là gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé. 

I. Metadata là gì ?

Metadata là siêu dữ liệu tham chiếu có khả năng cung cấp thông tin về dữ liệu khác. Khi dữ liệu được cung cấp cho người dùng, thông tin metadata sẽ cung cấp những thông tin cho phép họ hiểu rõ hơn bản chất về dữ liệu mà họ đang có.

Metadata giúp tóm tắt thông tin cơ bản về dữ liệu. Nhờ vào đó, bạn có thể sử dụng các dữ liệu này hoặc các phiên bản dữ liệu khác cũng như tìm kiếm chúng dễ dàng hơn. Ngoài ra, nó còn được sử dụng cho các tập tin máy tính, hình ảnh, cơ sở dữ liệu quan hệ, video, tệp âm thanh hoặc trang web.

Metadata thủ công có độ chính xác cao hơn bởi người dùng có thể nhập bất cứ thông tin liên quan nào giúp hỗ trợ mô tả tệp. Còn với Metadata tự động chứa nhiều thông tin cơ bản hơn và được hiển thị dưới dạng kích thước tệp, phần mở rộng tệp, thời điểm và người tạo tệp.

II. Cấu trúc Metadata

 Nội dung và cấu trúc của metadata sẽ có sự thay đổi tùy theo mục đích sử dụng của người dùng. Nhưng về cơ bản, chúng bao gồm những loại thông tin cơ bản sau đây:

  • Thông tin mô tả về bản thân của dữ liệu metadata. 
  • Thông tin về dữ liệu mà bản thân metadata mô tả.
  • Thông tin về tổ chức, cá nhân liên quan đến dữ liệu và dữ liệu metadata. 

III. Lợi ích của metadata

Siêu dữ liệu vai trò quan trọng trong quản lý đối tượng, tổ chức và sử dụng dữ liệu. Metadata  giúp làm rõ và nhất quán thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hiện thông tin, tìm kiếm và truy xuất tài nguyên. Vì được gắn thẻ với Metadata nên bất kỳ đối tượng nào cũng có thể liên kết được với các yếu tố thích hợp khác một cách tự động, việc tổ chức và quản lý cũng trở nên dễ dàng hơn. Những lợi ích của Metadata có thể được kể đến như:

  • Thoải mái tìm kiếm tài nguyên theo các dạng tiêu chí khác nhau.
  • Dễ dàng nhận diện tài nguyên..
  • Thu thập tài nguyên theo chủ đề.
  • Truy xuất tài nguyên một cách dễ dàng.

IV. Một số loại Metadata phổ biến

Metadata được phân loại dựa vào các chức năng trong việc quản lý thông tin:

  • Administrative metadata: Cung cấp quyền truy cập vào dữ liệu và quyền của người dùng.
  • Descriptive metadata: Cung cấp thông tin về bản quyền, giấy phép và tiền bản quyền.
  • Legal metadata: Xác định các đặc điểm cụ thể của một phần dữ liệu, chẳng hạn như dữ liệu thư mục, từ khóa, tên bài hát, số lượng, v.v.
  • Preservation metadata: Cung cấp vị trí của mục dữ liệu trong một khuôn khổ hoặc trình tự phân cấp.
  • Process metadata: Hỗ trợ triển khai mô hình thu thập và xử lý dữ liệu thống kê.
  • Provenance metadata: Có khả năng theo dõi lịch sử của một phần dữ liệu khi nó di chuyển nhằm khắc phục các vấn đề lỗi hiệu quả.
  • Reference metadata: Liên quan đến các thông tin mô tả chất lượng của nội dung thống kê.
  • Statistical metadata: Có khả năng phân tích và sử dụng chính xác các số liệu được tìm thấy trong báo cáo, khảo sát và các tài liệu tóm tắt.
  • Structural metadata: Cho phép người dùng quan sát các phần tử của một đối tượng dữ liệu phức tạp, thường được sử dụng trong nội dung kỹ thuật số.
  • Use metadata: Là các dữ liệu được sắp xếp và phân tích mỗi khi có người dùng truy cập vào nó.

V. Tổng kết

Metadata ở khắp mọi nơi, và theo nhiều cách khiến cuộc sống của chúng ta dễ dàng hơn và tốt hơn. Nhưng cần lưu ý rằng trên internet và các mạng công cộng khác, siêu dữ liệu cá nhân có thể được nhìn thấy và sử dụng theo những cách mà bạn có thể không biết. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn và sử dụng metadata 1 cách đúng đắn. 

Xem thêm các bài viết khác tại đây

P.A Việt Nam cung cấp đa dạng các Plan Hosting đáp ứng yêu cầu của khách hàng
Hosting Phổ Thông
Hosting Chất Lượng Cao

Tham khảo các ưu đãi: https://www.pavietnam.vn/vn/tin-khuyen-mai/

 

Rate this post