mTLS là gì ? 1 số lưu ý khi sử dụng mTLS

  • Monday 25/09/2023

Là một phương pháp tiên tiến để đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật dữ liệu trong quá trình truyền tải qua mạng, mTLS vẫn là 1 khá niệm mới mẻ với đại đa số người dùng Internet. Vậy mTLS là gì, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

I. mTLS là gì ?

mTLS (Mutual Transport Layer Security), là một tầng bảo mật cấp cao được sử dụng để đảm bảo an toàn cho việc truyền tải thông tin giữa các máy tính và máy chủ. Thay vì dựa vào việc xác thực thông thường bằng chứng chỉ SSL/TLS duy nhất, mTLS sử dụng nhiều chứng chỉ khác nhau để xác nhận danh tính của cả máy tính gửi và máy tính nhận. Điều này tạo ra một lớp bảo mật vượt trội, ngăn chặn các cuộc tấn công giả mạo, ngụy trang và các hình thức tấn công trung gian.

mTLS là gì

II. Phương thức hoạt động của mTLS

1. Xác thực hai chiều

Trong mTLS, cả máy khách và máy chủ đều cần xác thực lẫn nhau. Mỗi bên sẽ có một cặp chứng chỉ – một chứng chỉ công khai và một chứng chỉ riêng tư. Khi hai bên kết nối, họ sẽ trao đổi chứng chỉ này để xác minh danh tính của mình.

2. Xác thực chứng chỉ

Quá trình mTLS bắt đầu bằng việc máy khách gửi chứng chỉ công khai của mình tới máy chủ. Máy chủ sẽ kiểm tra chứng chỉ này và xác minh tính hợp lệ của nó. Sau đó, máy chủ sẽ gửi chứng chỉ của mình tới máy khách để xác thực.

3. Quá trình Handshake kết hợp

Sau khi xác thực chứng chỉ, mTLS sử dụng quá trình handshake kết hợp giữa TLS và xác thực hai chiều. Quá trình này bao gồm việc thiết lập khóa mã hóa chung và thỏa thuận về cách thức truyền tải dữ liệu an toàn.

III. Một số lợi ích của việc sử dụng mTLS 

1. Tăng cường xác thực hai chiều

Một lợi ích quan trọng của mTLS là xác thực hai chiều. Điều này đảm bảo rằng cả client và máy chủ đều là người hoặc thiết bị có quyền truy cập vào hệ thống. Xác thực hai chiều ngăn chặn những kẻ xâm nhập giả mạo thành người dùng hợp lệ và giúp bảo vệ dữ liệu quý giá.

2. Bảo vệ dữ liệu trong môi trường mạng nguy hiểm

Mạng internet không đáng tin cậy, với nhiều rủi ro từ cuộc tấn công Man-In-The-Middle (MITM) và các nguy cơ khác. MTLS giúp đảm bảo rằng dữ liệu không bị đánh cắp hoặc thay đổi khi trao đổi giữa client và máy chủ, ngay cả trong môi trường mạng nguy hiểm.

3. Ngăn chặn cuộc tấn công MITM (Man In The Middle )

Cuộc tấn công MITM là một trong những mối đe dọa lớn đối với bảo mật giao tiếp mạng. MTLS ngăn chặn cuộc tấn công này bằng cách đảm bảo rằng cả client và máy chủ đều có chứng chì hợp lệ. Khi có người cố gắng can thiệp vào quá trình trao đổi, hệ thống sẽ nhận ra sự không phù hợp và dừng lại.

V. Một số lưu ý khi sử dụng mTLS

1. Quản lý chứng chỉ và kỳ hạn

Một trong những thách thức khi sử dụng mTLS là quản lý các chứng chì và kỳ hạn của chúng. Chứng chì có thời hạn sử dụng, cần phải được cập nhật đúng hạn để đảm bảo tính bảo mật của hệ thống.

2. Hiệu suất ứng dụng và overhead

Một vấn đề tiềm ẩn khi sử dụng mTLS là tăng thêm overhead cho quá trình trao đổi dữ liệu. Việc mã hóa và giải mã dữ liệu có thể ảnh hưởng đến hiệu suất ứng dụng. Cần cân nhắc và kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo hiệu suất vẫn đáp ứng yêu cầu.

3. Hỗ trợ cho các phiên bản TLS khác nhau

Sự khác biệt trong các phiên bản TLS có thể ảnh hưởng đến khả năng tương thích của mTLS. Cần kiểm tra kỹ càng để đảm bảo rằng phiên bản mTLS được triển khai tương thích với phiên bản TLS sử dụng trong hệ thống của bạn.

V. Sự khác biệt giữa TLS và mTLS

Sự khác biệt cơ bản giữa TLS và mTLS là xác thực hai chiều. Trong khi TLS tập trung vào mã hóa và bảo vệ dữ liệu, mTLS mở rộng phạm vi bảo mật bằng cách đảm bảo cả hai bên đều được xác thực đúng danh tính, giúp ngăn chặn các cuộc tấn công MITM và đảm bảo tính toàn vẹn của thông tin.

mtls

VI. Tổng kết 

mTLS là một giải pháp bảo mật mạng đa chiều mạnh mẽ, tập trung vào việc tăng cường an ninh cho các kết nối giữa máy tính và máy chủ, đảm bảo tính bảo mật và xác thực đối với việc truyền tải dữ liệu qua mạng. Với khả năng ngăn chặn các cuộc tấn công giả mạo và đảm bảo an toàn cho thông tin quan trọng, mTLS đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ dữ liệu và thông tin trong thế giới Internet tiềm tàng nhiều nguy hiểm về bảo mật thông tin.

Xem thêm các bài viết khác tại đây.

P.A Việt Nam giúp các bạn lựa chon chứng chỉ SSL phù hợp với nhu cầu
https://www.pavietnam.vn/vn/tu-van-ssl.html
Tham khảo chứng chỉ số SSL của các hãng bảo mật nổi tiếng
Sectigo – Comodo
Geotrust
Digicert

Tham khảo các ưu đãi: https://www.pavietnam.vn/vn/tin-khuyen-mai/

Rate this post