Site icon Knowledge Base| Kiến thức Dịch vụ P.A Việt Nam

Nên chọn bảng điều khiển CPanel hay Plesk cho mã nguồn WordPress

Chọn bảng điều khiển cPanel hay Plesk cho mã nguồn WordPress

Hiện nay có rất nhiều bảng điều khiển hỗ trợ cho việc quản trị Hosting nói chung cũng như Hosting WordPress nói riêng. Trong số đó có cPanel và Plesk là hai bảng điều khiển thông dụng, phổ biến nhất hiện nay.

Bài viết này sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn cũng như đưa ra được lựa chọn bảng điều khiển phù hợp nhất cho nhu cầu sử dụng.

1. So sánh cPanel và Plesk:

Để so sánh 2 bảng điều khiển này, chúng ta có thể xét đến một số yếu tố sau: Giao diện, các tính năng và công cụ, bảo mật, sao lưu,…

Cũng không kém phần hiện đại, dễ dùng so với Plesk, cPanel cung cấp giao diện thân thiện cho người dùng, hỗ trợ nhiều mẫu giao diện quản trị khác nhau.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết hướng dẫn sử dụng WordPress Toolkit: Plesk hoặc cPanel

2. Vậy nên chọn cPanel hay Plesk?

 

Điều này phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của bạn, cả hai đều có thể cung cấp gần như đầy đủ tất cả những gì bạn cần cho dự án của mình.

2.1. Cài đặt WordPress trên cPanel và Plesk:

Cả cPanel và Plesk đều cung cấp các công cụ cài đặt và quản lý mã nguồn WordPress nhanh chóng như WordPress Toolkit, Softaculus,…

Nên với vấn đề này, cả cPanel và Plesk đều hỗ trợ tốt.

2.2. Khoanh vùng sự cố WordPress trên cPanel và Plesk:

Khi website của bạn bị lỗi, bạn cần phải khoanh vùng sự cố để thu hẹp phạm vi xử lý, ví dụ như lỗi do tên miền, hosting hay lỗi do cài đặt website.

Chế độ Logs (Nhật ký hoạt động) của Plesk cho phép bạn xem các tác vụ được thi theo thời gian thực, các thông tin cơ bản như thời gian, địa chỉ ip kết nối, trạng thái xử lý, nguồn kết nối, định danh kết nối,… một cách rõ ràng.

Plesk cũng cung cấp chế độ nén các tệp tin Logs để giảm dung lượng cho hệ thống của bạn.

cPanel cũng cung cấp cả chế độ Logs, chế độ giám sát tài nguyên Resource Usage, tuy nhiên xét về sự trực quan và tiện dụng thì có phần kém hơn so với Plesk.

Chế độ Logs của cPanel thường ít trực quan hơn, nó cũng hỗ trợ chế độ xem logs theo thời gian thực nhưng nó thường bạn chỉ xem được các tác vụ chậm hơn 1 vài phút so với thời gian thực.

2.3. Tùy chỉnh bổ trợ cho mã nguồn WordPress:

Cả Plesk và cPanel đều cung cấp các tùy chỉnh cấu hình nâng cao về thông số PHP, các module như redis, memcache,… trên bảng điều khiển.

Đối với những quản trị viên muốn tùy chỉnh các cấu hình nâng cao trên tài khoản web hosting của khách hàng, cPanel là lựa chọn phù hợp.

Với cPanel, việc bạn tăng các thông số của PHP Seting như Max Excution Time, Memory Limit,…trên web hosting thường sẽ không ảnh hưởng gì đáng kể đến hiệu xuất chung của máy chủ.

Còn với Plesk, trong một số trường hợp, các tùy chỉnh như vậy thường làm cho máy chủ bị ảnh hưởng tồi tệ.

Nên một số tính năng tùy chỉnh nâng cao thường sẽ bị các nhà cung cấp giới hạn trên các tài khoản web hosting Plesk của người dùng để đảm bảo máy chủ hoạt động ổn định.

Bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều bài viết hướng dẫn về WordPress tại đây

Ngoài ra PA Việt Nam cung cấp đa dạng các Plan Hosting WordPress đáp ứng yêu cầu của khách hàng
WordPress Hosting phổ thông
WordPress Hosting chất lượng cao
WordPress VIP

Tham khảo các ưu đãi: https://www.pavietnam.vn/vn/tin-khuyen-mai/

Rate this post
Exit mobile version