Phân tích nhanh về chi phí Call Center

  • Saturday 18/12/2021

Call center nổi tiếng là một ‘hố tiền’ ở các doanh nghiệp. Chúng từng nằm trong danh mục hoạt động tốn kém nhất của một doanh nghiệp nhưng lại vô cùng cần thiết.

Ngày nay, hầu hết đều biết rằng một Call center được tối ưu hóa hoàn toàn thực sự có thể tạo ra nhiều cơ hội hơn để bán hàng và tương tác khách hàng. Nhưng để đạt được tỉ lệ lợi nhuận cao luôn là điều nói dễ hơn làm.

Nếu bạn muốn làm cho trung tâm cuộc gọi của mình có nhiều lợi nhuận hơn, quá trình này bắt đầu bằng việc xem xét kỹ các khoản chi phí hiện tại của bạn. Đừng lo lắng, chúng tôi sẽ hướng dẫn đơn giản về cách chia nhỏ chi phí Call center của bạn.

Tại sao cần phải chia nhỏ chi phí?

Call center có nhiều bộ phận hoạt động và các khoản phí liên quan có thể không rõ ràng, chỉ khi tiến hành phân tích toàn bộ chi phí mới giúp bạn có cái nhìn tổng thể hơn về mức độ chi tiêu và các bộ phận hoạt động còn kém hiệu quả.

Sau khi phân tích chi phí, bạn có thể vội vàng đưa ra quyết định muốn cắt giảm tài nguyên nhằm gia giảm chi tiêu. Nhưng thay vào đó, hãy tập trung vào những khu vực có vấn đề gây ảnh hưởng đến dịch vụ của bạn và tìm cách làm cho chúng hiệu quả hơn. Thông thường, những thách thức này xảy ra khi các quy trình hoặc thiết bị đã trở nên lỗi thời, vì vậy việc cập nhật các vấn đề này để tăng lợi nhuận sẽ có ý nghĩa hơn.

Cách chia nhỏ chi phí Call Center

Để phân tích chi phí của bạn dễ quản lý hơn, hãy bắt đầu bằng cách nhóm chúng thành bốn loại sau:

Tổng chi phí cố định

Những khoản này là chi phí định kỳ ở một giá trị cố định mà doanh nghiệp của bạn phải trả thường xuyên.

    • Chi phí mặt bằng
    • Chi phí trang thiết bị chi tiêu cho máy tính, tai nghe, thiết bị văn phòng, v.v.
    • Chi phí phần mềm như nền tảng quản lý Call Center, nền tảng CRM và các phần mềm khác cần thiết để vận hành hoạt động của bạn.
    • Thuế.

Tổng chi phí thay đổi

Các khoản phí này sẽ khác nhau giữa các kỳ thanh toán. Tốt nhất là bạn nên dự trù ngân sách của mình để không bị áp đảo bởi chi phí tăng đột biến!

    • Chi phí điện, nước, internet, v.v.
    • Chi phí lưu trữ nếu bạn có một Call Center được lưu trữ trên máy chủ đám mây, bạn sẽ cần tính các khoản phí liên quan.
    • Dịch vụ mở rộng xem xét chi phí liên quan đến các dịch vụ mà doanh nghiệp của bạn chẳng hạn như công nghệ Autocall, license softphone .v.v.
    • Chi phí trả cho đầu số như cước gọi hàng tháng từ Call Center .

Chi phí nhân sự

Tổng đài viên là tài sản quan trọng nhất trong trung tâm cuộc gọi của bạn. Sẽ là nguồn tài nguyên tốn kém nếu được quản lý không đúng cách.

    • Chi phí trả lương cho nhân viên của bạn bao gồm cả mức lương trung bình cho các nhân viên cũng như chi phí luân chuyển vị trí nhân viên.
    • Chi phí đào tạo. Bạn đang chi bao nhiêu cho việc đào tạo? Nhân viên của bạn đang hoạt động như thế nào? Bạn có đang nhận được giá trị từ khoản đầu tư của mình không?
    • Chi phí tuyển dụng tìm kiếm nhân sự cần có thời gian, công sức và nguồn lực.
    • Chi phí nhân viên nhàn rỗi tất nhiên, việc duy trì dịch vụ ở chế độ chờ trong trường hợp cuộc gọi tăng đột biến đi kèm với một mức giá phải trả.

Chi phí bảo trì và bảo dưỡng

Đây là danh mục khó quản lý nhất, vì những chi phí này thường không thể đoán trước. Tất cả các lý do này cần để theo dõi chúng một cách cẩn thận.

    • Cập nhật phần mềm hoặc thiết bị. Thường xuyên cập nhật các công cụ và công nghệ của bạn có thể giúp bạn tránh các chi phí khẩn cấp vào phút chót.
    • Phí bảo trì công nghệ. Ngay cả những công cụ tốt nhất cũng bị hỏng, vì vậy điều quan trọng là phải có chỗ trong ngân sách để giải quyết các vấn đề không mong muốn.
    • Chi phí kiểm toán. Điều này rất quan trọng để duy trì việc tuân thủ đúng luật và quy định của ngành viễn thông.

P.A Việt Nam cung cấp cho các doanh nghiệp giải pháp về tổng đài số đáng tin cậy và uy tín. Nếu bạn quan tâm đến dịch vụ của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới:

Tổng đài số

Smart Call, Giải Pháp Gọi Tự Động

Tham khảo các ưu đãi: https://www.pavietnam.vn/vn/tin-khuyen-mai/

5/5 - (1 bình chọn)