Site icon Knowledge Base| Kiến thức Dịch vụ P.A Việt Nam

PHP và Node JS: Nên chọn ngôn ngữ backend nào cho phù hợp?

Bạn đang băn khoăn giữa PHP và Node JS, nên chọn ngôn ngữ backend nào cho phù hợp? Trước khi đưa ra lựa chọn, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về 2 nền tảng backend phổ biến này nhé.

1. Khái niệm

1.1 PHP là gì ?

PHP hay còn được biết đến với cái tên Hypertext Preprocessor, là một ngôn ngữ lập trình được thiết kế và xây dựng riêng nhằm phục vụ cho việc phát triển web. Nguyên bản của PHP được tạo lập bởi Rasmus Lerdorf vào năm 1994.

Kể từ đó, PHP như một loại công cụ phổ biến, đã được sử dụng làm ngôn ngữ ưu tiên cho các hệ thống CMS như WordPress, Drupal và Joomla. Theo thống kê vào năm 2018, ngày nay, hơn 80% trang web được xây dựng bằng PHP.

1.2 Node JS là gì ?

Node JS là một hệ thống đa nền tảng với mã nguồn mở, được chạy trong môi trường JavaScript. Phần mềm này được xây dựng trên bộ máy JavaScript V8 của Chrome – V8 thực thi mã JavaScript bên ngoài trình duyệt.

– Tạo ra được các ứng dụng có tốc độ xử lý nhanh, realtime thời gian thực.

– Áp dụng cho các sản phẩm có lượng truy cập lớn, cần mở rộng nhanh, cần đổi mới công nghệ, hoặc tạo ra các dự án Startup nhanh nhất có thể.

– Chứa một thư viện built-in cho phép các ứng dụng hoạt động như một Webserver mà không cần phần mềm như Nginx, Apache HTTP Server hoặc IIS.

– Cung cấp kiến trúc hướng sự kiện (event-driven) và non-blocking I/O API. Giúp tối ưu hóa thông lượng của ứng dụng và có khả năng mở rộng cao

– Mọi hàm trong Node JS là không đồng bộ (asynchronous). Do đó, các tác vụ đều được xử lý và thực thi ở chế độ nền (background processing)

Node JS thường được sử dụng để làm:

2. So sánh PHP và Node JS

2.1. Sự đồng bộ

Đầu tiên, PHP được biết đến là ngôn ngữ đồng bộ, nhưng ngoài các luồng đồng bộ, có một số API hoạt động không đồng bộ. Nó sử dụng I/O chặn đa luồng để thực hiện nhiều tác vụ chạy song song.

Còn về phía Node JS, hiểu cơ bản đây là một ngôn ngữ không đồng bộ, có nghĩa là công cụ JavaScript chạy toàn bộ mã cùng một lúc và không đợi hàm trả về. Nó sẽ sử dụng event-driven non blocking I/O làm mô hình thực thi. Trong khi function đang thực thi, các dòng mã bên dưới function sẽ tiến hành thực thi. Sau khi function thực hiện xong, sẽ trả kết quả về output.

2.2. Môi trường thực thi

Mặc dù PHP và JavaScript đều có thể trực tiếp nhúng vào HTML. Tuy nhiên, cả hai đều cần trình thông dịch làm môi trường thực thi, để tiến hành chạy và khởi động.

Từ lâu, PHP đã được cài đặt dễ dàng và được Zend engine cung cấp. Bên cạnh đó, môi trường thực thi cho PHP sẽ ở phía server. Còn về Node JS, JavaScript sẽ được sử dụng ở phía server. V8 JavaScript engine của Chrome sẽ cung cấp môi trường thực thi cho nó.

2.3. Module

Trong khi PHP sẽ tận dụng cộng nghệ để cài đặt module như PEAR (chính là framework và hệ thống phân phối với mục đích tái sử dụng các component). Đối với Node JS, nó sẽ đi kèm với NPM (Node Package Manager)- hệ thống quản lý package.

2.4. Khả năng mở rộng

Khi so sánh PHP và Node JS, có thể thấy được rằng, hầu hết các PHP sẽ được hỗ trợ trên hệ thống phổ biến CMS ( chẳng hạn như: WordPress, Drupal và Joomla). Điều này sẽ khiến PHP như một loại công cụ trong việc xây dựng blog, cũng như các ứng dụng web liên quan đến thương mại điện tử.

Trái lại, Node JS chính là một chìa khóa hữu hiệu trong việc xây dựng giải pháp, Nhờ đó, sau khi đã mở rộng quy mô, có thể xử lý số lượng lớn I/O, giúp hệ thống hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, sẽ cần nhiều nỗ lực nếu muốn tăng cường sử dụng Node trên hệ thống đa lõi.

2.5. Web Servers

Về máy chủ web, PHP chạy trên Apache hoặc Nginx. Bên cạnh đó, phần mềm này cũng có thể được cài đặt trên máy chủ web IIS, trong trường hợp bạn sử dụng hệ điều hành Windows. Đối với NPM, nó sẽ chạy ngay trên môi trường thực thi nên không cần web servers.

2.6. Hiệu suất

Nếu như Node JS luôn được biết đến với mô hình bất đồng bộ và sở hữu hiệu năng rất cao, thì PHP cũng không hề kém cạnh khi đang theo đuổi xu hướng phát triển này. PHP đang được sử dụng trong việc lập trình theo hướng sự kiện từ các thư viện như ReactPHP. Node JS có thể xử lý nhiều yêu cầu cùng một lúc, nên hiệu suất cao hơn rất nhiều so với PHP.

Để đúc kết sự so sánh PHP và Node JS, có thể thấy được như sau:

PHP Node JS
Sự đồng bộ Ngôn ngữ đồng bộ Ngôn ngữ bất đồng bộ
Môi trường thực thi Được Zend engine cung cấp ở phía server. Được V8 JavaScript engine có tốc độ cao, cung cấp ở phía server
Module PEAR NPM
Khả năng mở rộng Được hệ thống CMS hỗ trợ để ứng dụng web. Mở rộng quy mô để xử lý số lượng lớn I/O.
Web Servers Chạy trên Apache hoặc Nginx. Không cần web servers. Kết nối máy chủ liên tục.
Hiệu suất Đang phát triển. Hiệu năng rất cao nên sẽ nhanh hơn nhiều so với PHP.

3. Nên chọn Node JS hay PHP?

Cả hai Node JS và PHP đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Với tính chất chung là chúng đều là nền tảng backend. Có lẽ nếu để nghiên cứu và đưa ra được lựa chọn so sánh PHP và Node JS là điều hết sức khó khăn.

Để tìm hiểu kỹ hơn về trường hợp nào người dùng nên sử dụng Node JS và trường hợp nào nên sử dụng PHP có lẽ nên phải khai thác một cách chi tiết và cụ thể hơn.

Đầu tiên khi dùng PHP với máy chủ, trường hợp người dùng không có kế hoạch mở rộng ứng dụng của mình cho nhiều máy chủ sử dụng thì có thể dùng nền tảng PHP, cụ thể là LAMP (với L là Linux, A tương ứng là Apache, M là MySQL và cuối cùng là P tương ứng PHP).

Điểm qua 10 website lớn sử dụng hai công nghệ web này

Tuy nhiên, vấn đề này có thể thay đổi tùy theo tính chất yêu cầu của dự án. Đối với thiết bị mang tính di động, nền tảng ngôn ngữ PHP mang tính chất linh hoạt với chi phí rẻ trong việc lưu trữ, PHP hoàn toàn phù hợp để khởi chạy trên nhiều nền tảng khác nhau, ngoài ra nó còn sở hữu một hệ thống cơ sở dữ liệu được hỗ trợ linh hoạt và triển khai một cách dễ dàng.

Đối với Node JS, đây sẽ là lựa chọn phù hợp khi người dùng sử dụng và triển khai dự án của bản thân liên quan đến ExpressJs, ReactJs, MongoDB,… với việc lựa chọn Node JS trong trường hợp này sẽ giúp bạn sở hữu hệ thống sử dụng JavaScript hoàn toàn. Đối với các yêu cầu realtime, thì Node JS là nền tảng phù hợp nhất.

Bên cạnh đó, để sử dụng ngôn ngữ này trên các ứng dụng có liên quan đến tiền bạc hay những vấn đề tài chính và con số thì người dùng cần xem xét kỹ hơn để đảm bảo độ tin cậy. PHP sẽ có tốc độ chậm hơn nhiều so với Node JS, nếu người dùng chú trọng đến vấn đề tốc độ chẳng hạn có nhu cầu chơi game trên các ứng dụng hoặc trình duyệt thì Node JS là một lựa chọn tối ưu nhất.

Mặc dù vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến tranh luận giữa so sánh PHP và Node JS đâu là nền tảng tốt nhất. Và một điều quan trọng mà bạn phải luôn nhớ rằng không có một ngôn ngữ nào là giải pháp tối ưu nhất để giải quyết mọi vấn đề, đâu đó vẫn sẽ tồn tại những nhược điểm riêng, không thể nói Nodejs hay PHP tốt hơn được. Việc chọn ngôn ngữ nào để thực hiện app, project phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố liên quan nữa. Hãy lựa chọn công nghệ hợp lý cho mình !


P.A Việt Nam cung cấp đa dạng các Plan Hosting đáp ứng yêu cầu của khách hàng
Hosting Phổ Thông
Hosting Chất Lượng Cao

Tham khảo các ưu đãi: https://www.pavietnam.vn/vn/tin-khuyen-mai/

Tham khảo các bài viết khác về hosting cPanel : https://kb.pavietnam.vn/category/linux-hosting/whm-cpanel

Rate this post
Exit mobile version