Bạn Tìm Gì Hôm Nay ...?
Tất cả đều có chỉ trong 1 nốt nhạc !
Nếu cần hỗ trợ chi tiết gọi 1900 9477
Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ có hẳn 01 chương (chương III) với 11 điều (từ Điều 30 đến Điều 40) quy định về chứng từ, biên lai thuế, phí, lệ phí. Tuy nhiên, Nghị định 123/2020/NĐ-CP tới ngày 01/7/2022 mới có hiệu lực thi hành. Do vậy, các quy định về biên lai hiện vẫn đang thực hiện theo Thông tư số 303/2016/TT-BTC hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước.
Khoản 1, Điều 2, Thông tư số 303/2016/TT-BTC định nghĩa về biên lai như sau:
“Biên lai là chứng từ do tổ chức thu phí, lệ phí lập khi thu các khoản tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.”
Theo Khoản 2, Điều 2, Thông tư số 303/2016/TT-BTC, biên lai có 2 loại chính:
Biên lai in sẵn mệnh giá: là loại biên lai mà trên mỗi tờ biên lai đã được in sẵn số tiền phí, lệ phí cho mỗi lần nộp tiền và được sử dụng để thu các loại phí, lệ phí mà mức thu được cố định cho từng lần (kể cả các hình thức tem, vé).
Biên lai không in sẵn mệnh giá: là loại biên lai mà trên đó số tiền thu được do tổ chức thu phí, lệ phí lập khi thu tiền phí, lệ phí.
Theo Khoản 3, Điều 2, Thông tư số 303/2016/TT-BTC, biên lai có 3 hình thức:
Biên lai đặt in là biên lai do tổ chức thu phí, lệ phí đặt in theo mẫu để sử dụng hoặc do cơ quan thuế đặt in để bán cho các tổ chức thu phí, lệ phí.
Biên lai tự in là biên lai do tổ chức thu phí, lệ phí tự in trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các thiết bị khác khi cung ứng các dịch vụ công có thu phí, lệ phí.
Biên lai điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về cung ứng dịch vụ công của tổ chức thu phí, lệ phí được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương pháp điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Nội dung của biên lai điện tử bao gồm đầy đủ các mục như đối với các biên lai giấy, tuy nhiên nội dung của biên lai điện tử sẽ được thực hiện trực tiếp trên các thiết bị điện tử.
Căn cứ Phụ lục I.B ban hành kèm theo Thông tư 78/2021/TT-BTC ngày 17 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mẫu ký hiệu ghi trên biên lai như sau:
– Ký hiệu mẫu biên lai có 10 ký tự, gồm:
+ 02 ký tự đầu thể hiện loại biên lai (01 là ký hiệu biên lai thu phí, lệ phí không có mệnh giá; 02 là ký hiệu biên lai thu phí, lệ phí có mệnh giá.)
+ 03 ký tự tiếp theo thể hiện tên biên lai (“BLP”).
+ 01 ký tự tiếp theo thể hiện số liên biên lai. Ví dụ: biên lai có 03 liên ký hiệu là “3”.
+ 01 ký tự tiếp theo (dấu “-”) phân cách giữa nhóm ký tự đầu với nhóm 03 ký tự cuối của ký hiệu mẫu biên lai.
+ 03 ký tự cuối là số thứ tự của mẫu trong một loại biên lai.
Ví dụ: Ký hiệu 01BLP2-001 được hiểu là: biên lai thu phí, lệ phí (loại không in sẵn mệnh giá), 02 liên, mẫu thứ 1.
– Ký hiệu biên lai gồm 08 ký tự:
+ 02 ký tự đầu là mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng dẫn tại Phụ lục I.A và chỉ áp dụng đối với biên lai do Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đặt in để bán cho các cơ quan thu phí, lệ phí.
+ 02 ký tự tiếp theo là nhóm hai trong 20 chữ cái in hoa của bảng chữ cái tiếng Việt bao gồm: A, B, C, D, E, G, H, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, U, V, X, Y dùng để phân biệt các ký hiệu biên lai. Đối với biên lai do cơ quan thu phí, lệ phí đặt in, tự in thì 02 ký tự này là 02 ký tự đầu của ký hiệu biên lai.
+ 01 ký tự tiếp theo (dấu “-”) phân cách giữa các ký tự đầu với ba ký tự cuối của biên lai.
+ 02 ký tự tiếp theo thể hiện năm in biên lai. Ví dụ: biên lai in năm 2022 thì ghi là 22.
+ 01 ký tự cuối cùng thể hiện hình thức biên lai. Cụ thể: biên lai thu phí, lệ phí tự in ký hiệu là T; biên lai đặt in ký hiệu là P.
Ví dụ: Ký hiệu 01AA-22P được hiểu là biên lai thu phí, lệ phí do Cục Thuế Thành phố Hà Nội đặt in năm 2022.
Thông tư số 303/2016/TT-BTC không có quy định về việc chuyển đổi biên lai điện tử thành chứng từ giấy.
Từ ngày 01/7/2022, theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, người bán hoặc người mua có thể chuyển đổi biên lai điện tử sang chứng từ giấy, nhưng chứng từ chuyển đổi chỉ có giá trị để lưu giữ, theo dõi, không có hiệu lực trong giao dịch, thanh toán.
Trước khi sử dụng biên lai, phải thực hiện thủ tục Thông báo phát hành theo quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Thông tư 39/2014/TT-BTC (tương tự như thông báo phát hành hóa đơn).
Từ ngày 01/7/2022, tổ chức sử dụng biên lai điện tử phải đăng ký sử dụng với cơ quan thuế (theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP), không phải thực hiện thông báo phát hành biên lai.
Báo cáo tình hình sử dụng biên lai tự in, đặt in được thực hiện hàng quý, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên tiếp sau quý sử dụng biên lai.
Tổ chức sử dụng biên lai điện tử không phải thực hiện báo cáo tình hình sử dụng biên lai điện tử do đã kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Trên là bài viết Quy định về Biên lai thu thuế, phí, lệ phí để Quý khách có thể hiểu rõ một cách dễ dàng.
Quý khách có thể tham khảo thêm về các bài viết về hóa đơn điện tử tại đây
P.A Việt Nam cung cấp dịch vụ Hóa Đơn Điện Tử CHỈ TRONG 30S NHANH CHÓNG | TIẾT KIỆM | AN TOÀN