So sánh Dedicated Server HPE và Lenovo mới nhất 2021

  • Monday 20/09/2021

So sánh Dedicated HPE và Lenovo mới nhất 2021

So sánh Dedicated HPE và Lenovo là đưa ra các đánh giá cơ bản về hiệu năng mới, tính an toàn – ổn định và giá thành … của các máy chủ HPE, Lenovo để chúng ta có cái nhìn tổng quan nhằm đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho doanh nghiệp – cơ quan.

Trước tiên xin được nói về mục đích sử dụng của máy chủ (Server) trong một hệ thống CNTT của doanh nghiệp, cơ quan, nhà máy… là: Một máy tính chủ (thiết bị trung tâm) điều khiển hệ thống CNTT, nó được biết đến như một nơi chứa các phần mềm sản xuất, kinh doanh, kế toán, website, email và các ứng dụng chuyên ngành khác …. của doanh nghiệp, cơ quan.

     Hiện nay có rất nhiều hãng đã và đang tham gia đẩy mạnh thị trường máy chủ (Server), bởi nó là một phần không thể thiếu được trong bức tranh tổng thể của hệ thống CNTT ngày nay mà bất kỳ một doanh nghiệp, cơ quan nào đó đều cần. Có thể kể nhanh ra đây các hãng như: HP Enterprise (HPE), Dell EMC, Lenovo, Fujitsu, NEC, Sun, Cisco, SuperMicro….

     Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chỉ đưa ra so sánh cơ bản giữa 2 hãng phổ biến hiện nay : HPELenovo.

 

 

1. Tổng quan về máy chủ HPE và Lenovo:

Tổng quan về Hewlett Packard Enterprise (HPE)

Hewlett Packard Enterprise (gọi tắt là HPE) là công ty đa quốc gia của Mỹ chuyên cung cấp sản phẩm và giải pháp công nghệ thông tin cho doanh nghiệp, có trụ sở đặt tại San Jose, California, được thành lập vào ngày 1 tháng 11 năm 2015.

Dòng máy chủ HPE hay máy chủ HP là một trong những dòng máy đi đầu với hiệu suất cao cùng ưu điểm tiết kiệm năng lượng và khả năng nâng cấp dễ dàng, thuận tiện cho người sử dụng. HP cho phép người dùng sở hữu máy chủ với chi phí khá thấp so với mặt bằng chung của những thương hiệu đi đầu.

Với lịch sử xây dựng và phát triển từ những năm 80 về mảng kinh doanh hệ thống máy chủ, đến nay, công ty đặc biệt ấn tượng với thế mạnh ở các mảng máy chủ x86, máy chủ phiến (blade server) và máy chủ Unix. Không chỉ dừng lại ở đó, HP còn hướng tới phân khúc khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các dòng sản phẩm mới, cải tiến và tối ưu được chi phí. Chính vì vậy, không lạ gì khi máy chủ HP dường như phủ sóng thương hiệu và được hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ lựa chọn.

Không chỉ vậy, HP có chiến lược kinh doanh vô cùng linh động bởi các đơn hàng sản xuất máy chủ theo từng đơn đặt hàng riêng. Từ đó, họ tạo được cho mình những khách hàng trung thành trên toàn thế giới. Máy chủ HP ngày càng được hoàn thiện với chất lượng cùng dịch vụ hỗ trợ khách hàng hoàn hảo.

Dòng máy chủ HP với tên đầy đủ HP Proliant Server được chia làm 3 dòng chính là:

  • HP ProliantMaximum expansion for rack and tower environments (HP Proliant ML) servers là các dòng máy chủ có khả năng mở rộng nâng cấp tối đa trong môi trường dạng tủ rack hoặc dạng đứng.
  • HP Proliant Density-optimized for rack mount environments (HP Proliant DL) servers là các dòng máy chủ có mật độ cao trong môi trường tủ rack.
  • HP Proliant Maximum flexibility and control in blade server infrastructures (HP Proliant BL) là dòng máy chủ có tính linh hoạt và điều khiển tối đa trong những cơ sở hạ tầng máy chủ phiến mỏng và máy chủ bó.

Cả 3 dòng sản phẩm trên đều có các Model với cấu hình từ thấp đến cao phù hợp cho các mô hình doanh nghiệp tương ứng từ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp tầm trung và các doanh nghiệp lớn. Cụ thể:

  • HP Proliant ML 100 series, HP Proliant DL 100 series và HP Proliant BL 20p series, BL30p series với cấu hình phần cứng ở tầm trung bình và có mức giá tương đối thấp rất phù hợp cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa.
  • HP Proliant ML 300 series, HP Proliant DL 300 series và HP Proliant BL 460p series, BL480p series với cấu hình phần cứng ở tầm trung và có mức giá tương đối hợp lý rất phù hợp cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ tầm trung.
  • HP Proliant ML 500 series, HP Proliant DL 500 series và HP Proliant BL C3000 series, BL C7000 series với cấu hình phần cứng rất cao đòi hỏi sự đầu tư tương đối lớn về chi phí ban đầu sẽ là lựa chọn rất phù hợp cho các doanh nghiệp có quy mô lớn và các ứng dụng chuyên nghiệp.

Một số model máy chủ HPE:

  • HPE Proliant DL Series: DL80, DL160, DL360, DL380, DL385, DL580, DL590…. với các dòng gần đây như Gen5, Gen6, Gen7, Gen8, Gen9 và mới nhất là Gen10.
  • HPE Proliant ML Series: ML10, ML110,ML30, ML150, ML350… với các dòng gần đây như Gen5, Gen6, Gen7, Gen8, Gen9 và Gen10. Dòng Gen10 là dòng sử dụng CPU mới nhất của Intel Xeon.

Link tham khảo:
https://www.hpe.com/us/en/servers/tower-servers.html

https://www.hpe.com/us/en/servers/rack.html

Tổng quan về Lenovo (IBM trước kia)

Lenovo Group Ltd là tập đoàn đa quốc gia về công nghệ máy tính có trụ sở chính ở Bắc Kinh, Trung Quốc và Morrisville, Bắc Carolina, Mỹ. Tập đoàn thiết kế, phát triển, sản xuất và bán các sản phẩm như máy tính cá nhân, máy tính bảng, smartphone, các trạm máy tính, server, thiết bị lưu trữ điện tử, phần mềm quản trị IT và tivi thông minh.

Có thể nói IBM là một trong những công ty về công nghệ đầu tiên trên thế giới với nhiều giải pháp công nghệ vô cùng tiên tiến cũng như là công ty đi đầu xu hướng công nghệ, là đầu tàu tiên phong định dạng hệ thống máy chủ. Trên thực tế, IBM sở hữu kha khá các dòng máy chủ cao cấp trên thị trường và đã từng là tiền thân chủ nhân của dòng máy chủ x86. Tuy nhiên sau cuộc cải tổ thì vào năm 2013, công ty IBM đã bán dòng máy chủ phổ thông này cho Lenovo và tập trung vào dòng máy chủ Mainframe đắt tiền. Có thể nói, IBM là tay chơi thứ thiệt trên thị trường máy chủ hiện nay, là nhà cung cấp các dòng máy chủ loại cực lớn trên thị trường. Những thương hiệu máy chủ của IBM mỗi năm đem lại doanh số vô cùng lớn cho tập đoàn, khiến IBM trở thành doanh nghiệp dẫn đầu tại thị trường máy chủ thế giới về mảng doanh số. IBM đang không ngừng cải tiến dây chuyền sản xuất cũng như ra mắt thị trường máy chủ nhiều sản phẩm máy chủ tiên tiến hơn nữa.

Với mảng máy chủ, Lenovo thiết kế các dòng máy chủ của mình với chi phí thiết lập thấp, giảm độ phức tạp và khả năng mở rộng dễ dàng cho các trung tâm dữ liệu lớn và doanh nghiệp nhỏ. Lenovo cung cấp phương pháp tiếp cận được cải thiện đối với số lượng đa dạng các loại máy chủ với máy chủ rack, máy chủ tower, máy chủ phiến, thậm chí cả các máy tiên tiến đảm nhiệm các nhiệm vụ quan trọng và các tùy chọn máy chủ mật độ cao.

  • Lenovo (IBM) System xSeries: x3100, x3200, x3400, x3500, x3550, x3650, x3850, x3950… với các dòng gần đây như M2, M3, M4, M5 và M6. Dòng M6 là dòng sử dụng CPU mới nhất của Intel Xeon.
  • Lenovo ThinkSystem SR Series: SR530, SR550, SR630, SR650, SR850… Dòng SR550, SR650, SR850 là dòng sử dụng CPU mới nhất của Intel Xeon.
  • Lenovo ThinkSystem RS Series: RS160…
  • Lenovo ThinkSystem TS, ST, TD Series: TS140, TS150, TS460, ST550, TD350…

Link tham khảo:
https://www3.lenovo.com/us/en/data-center/servers/towers/c/towers
https://www3.lenovo.com/us/en/data-center/servers/racks/c/racks

2. So sánh Dedicated Server HPE và Lenovo

Dedicated Server là gì ?

Máy chủ riêng (Dedicated Server) là loại máy chủ vận hành với các phần cứng và các thiết bị hỗ trợ chuyên dụng riêng biệt bao gồm các thiết bị như: CPU, RAM, HDD, card mạng,… Ngoài ra, máy chủ riêng còn được gọi với cái tên khác là máy chủ vật lý.

Dedicated server là một loại lưu trữ trên internet mà người sử dụng có thể thuê toàn bộ một máy chủ, không hề chia sẻ với bất cứ ai. Dedicated server thường được đặt tại trung tâm máy chủ dữ liệu và được cung cấp các tính năng dự phòng về tài nguyên, nguồn điện… đảm bảo sự an toàn của máy chủ.

So sánh Dedicated HPE và Lenovo

Cả HPE và Lenovo (IBM) đều là những tập đoàn đa quốc gia lớn nhất chuyên cung cấp sản phẩm và giải pháp công nghệ thông tin. Tuy nhiên, mỗi hãng lại có những ưu nhược điểm riêng và đặc biệt là mỗi hãng sẽ áp dụng những công nghệ riêng do mình phát triển lên các sản phẩm, từ đó làm da dạng thêm sự lựa chọn cho khách hàng. Vậy giữa HPE và Lenovo chúng tôi nên lựa chọn máy chủ của hãng nào cho doanh nghiệp của mình ?

Thương hiệu

Theo thống kê từ Gartner , công ty tư vấn và nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới, thị trường máy chủ (Server) và hệ thống lưu trữ (Storage) những năm vừa qua vẫn liên tục bùng nổ với chu kỳ phát triển mới nhờ việc liên tục cập nhật và mở rộng trung tâm dữ liệu.

Công ty công nghệ đến từ Mỹ HPE đã xây dựng một hệ sinh thái toàn diện trong ngành công nghệ thông tin, từ máy chủ phiến, máy chủ Rack, hệ thống lưu trữ đến cung cấp các giải pháp hạ tầng, các thiết bị chuyên dụng để có thể phục vụ được các nhu cầu và quy mô khác nhau của khách hàng. Tiêu biểu như điện toán biên (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), tính toán hiệu năng cao (HPC) và điện toán biên (Edge Computing).

Với việc liên tục đứng đầu về doanh thu và số lượng máy chủ bán ra trong nhiều năm liền, HPE hiện đang nắm giữ 41.3% thị phần máy chủ x86, 64% thị phần máy chủ phiến (blade server), bỏ xa đối thủ cạnh tranh khác. Là công ty chuyên về cung cấp giải pháp hạ tầng tùy biến (Composable Infrastructure), cùng với máy chủ Synergy, HPE đã giúp khách hàng triển khai các hệ thống Hybrid IT, mở rộng không gian lưu trữ “trên cloud” một cách an toàn. Giải pháp này hiện đã được áp dụng rộng rãi – đó cũng là lý do giúp HPE chiếm được 64% thị phần kể trên.

Theo thống kê từ IDC – Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế, thì Dell Technologies đứng đầu bảng xếp hạng thị trường máy chủ trên toàn thế giới trong quý 1 năm 21, chiếm 17,0% tổng doanh thu. HPE là công ty lớn thứ hai, chiếm 15,9% tổng doanh thu. Inspur / Inspur Power Systems và Lenovo đứng ở vị trí thứ ba với tỷ lệ tương ứng là 7,2% và 6,9% trong tổng doanh thu.

Theo các số liệu thống kê thì HPE có phần chiếm ưu thế hơn về mặt thương hiệu so với Lenovo.

Hiệu năng – giá thành

 HPE là máy chủ bán chạy nhất thế giới nên hiệu năng của những máy chủ HPE đương nhiên cũng sẽ là tốt nhất và ổn định nhất. Các máy chủ HPE với các tính năng an toàn – mạnh mẽ, cùng khả năng bảo mật cao nhất cho doanh nghiệp của bạn với công nghệ bảo mật từ gốc lên đến 5 lớp gồm: Phần mềm, hệ điều hành, phần sụn (Firmware), phần cứng và BIOS. Bảo vệ khỏi các mối đe dọa chưa từng xuất hiện với tính năng “Bảo mật từ gốc”, bảo vệ, phát hiện và tự phục hồi trước các hiểm hoạ trong thời gian thực. Xây dựng với kiến trúc hạ tầng định nghĩa bằng phần mềm, hỗ trợ nền tảng quản trị tập trung với: HPE OneView 3.1 (cho phép giám sát toàn bộ hệ thống server khổng lồ) và HPE Ilo 5 (cho phép quản trị server từ xa). Mang lại hiệu năng và khả năng phục hồi dữ liệu chưa từng thấy, với hoạt động checkpoint ứng dụng nhanh hơn gấp 27 lần và phục hồi nhanh hơn 20 lần, cung cấp bộ nhớ nhanh nhất trên thị trường ở quy mô TB-scale. Triển khai AI trong trung tâm dữ liệu từ server cho đến các thiết bị lưu trữ, cung cấp khả năng hiển thị thông tin đa chiều và dự đoán khả năng lỗi trước khi nó diễn ra; tự học lỗi để khắc phục ngay khi lỗi lặp lại.

Tuy được sếp sau về thị phần, nhưng Lenovo vẫn công bố thêm nhiều kỷ lục thế giới và benchmark hiệu năng của danh mục giải pháp máy chủ ThinkSystem dùng vi xử lý Intel Xeon Scalable mới nhất. Đồng thời cũng đưa ra nhiều giải pháp mới dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Lenovo cho biết hiện họ đang đứng ở vị trí số 1 về độ tin cậy và hài lòng của khách hàng ở mảng giải pháp máy chủ x86. Cùng với đó, hệ thống máy chủ ThinkSystem của họ cũng đã giành được 42 vị trí số 1 trên thế giới về các phép đo hiệu năng.

Các kỷ lục này dựa trên chuẩn đánh giá TPC-E – một cơ sở dữ liệu mô hình hóa hãng môi giới có khác hàng thực hiện giao dịch trực tuyến trong các giao dịch đầu tư, vấn tin tài khoản và nghiên cứu thị trường). Cùng với đó, các hệ thống ThinkSystem SR950 và SR650 cũng đạt 26 kỷ lục thế giới với chuẩn đánh giá STAC-M3 – một chuẩn đo lường khả năng tải các hoạt động phân tích, xử lý thông tin dựa theo chuỗi thời gian. Ngoài ra, họ cũng đạt kỷ lục thế giới với chuẩn SPECvirt_sc2013 dành cho máy chủ 2 socket cũng như chuẩn SPECjbb2015 dành cho máy chủ 1,2,4 và 8 socket.

Cả máy chủ HPE và Lenovo đều trang bị những công nghệ mới nhất trên máy chủ của họ mang đến hiệu năng và sự ổn định cao nhất đảm bảo máy chủ luôn uptime lên đến 99%. Tuy nhiên về giá thành thì Lenovo được đánh giá là mềm hơn HPE, do các máy chủ HPE thường đi kèm các service và software mà yêu cầu người dùng phải mua license để có thể sử dụng full chức năng và tối ưu nhất, đồng thời các key active này được gán cố định cho từng máy chủ nên không được tái sử dụng trên các máy chủ khác.

Công cụ quản lý (software)

Hầu hết các dòng sản phẩm HP Proliant server trên khi xuất xưởng đều đi kèm sẵn các phần mềm tiện ích vụ đắc lực cho việc cài đặt, vận hành, giám sát theo dõi hết sức thuận tiện cho những người quản lý IT trong các doanh nghiệp như: HP Systems Insight Manager (HPSIM), Integrated Management Log (IML)… Có thể coi các phần mềm này là sự hoàn chỉnh cho một giải pháp nền tảng cho các ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp. Đặc biệt là công cụ iLO, là một công nghệ quản lý máy chủ nhúng độc quyền của Hewlett-Packard Enterprise, cung cấp các phương tiện quản lý ngoài băng tần. Kết nối vật lý là một cổng Ethernet có thể được tìm thấy trên hầu hết các máy chủ ProLiant và máy chủ vi mô của dòng 300 trở lên.

Bên cạnh đó, các máy chủ Lenovo System x và BladeCenter lại được hỗ trợ với các bộ vi xử lý dịch vụ Integrated Management Module (IMM) và Integrated Management Module II (IMM2). IMM và IMM2 tập hợp cả những tính tăng trước kia được cung cấp bởi Baseboard Management Controller (BMC) và Remote Supervisor Adapter II trên các máy chủ System x hay BladeCenter. IMM bao gồm chip tích hợp sẵn trên thân máy và bản quyền phần mềm để sử dụng, tương tự như iLO của HP, trong khi IMM2 Advanced được thêm tính năng ghi hình và phát lại.

Về công cụ quản lý, cả HPE và Lenovo (IBM) đều có tích hợp trên máy chủ những bộ công cụ với tính năng riêng được phát triển song song với công nghệ của từng hãng.

Kết luận

HPE và Lenovo đều là những hãng máy chủ danh tiếng nhất, tuy nhiên mỗi hãng lại có những ưu nhược điểm riêng. HPE là một thương hiệu máy chủ có giá thành cao tuy nhiên họ vẫn là hãng máy chủ bán chạy nhất thể giới, lý do là vì cung cấp một hệ sinh thái phong phú và toàn diện trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đáp ứng trọn vẹn mọi nhu cầu của khách hàng và đi kèm với các lựa chọn dịch vụ đa dạng tùy theo nhu cầu của khách hàng, nhằm giảm rủi ro, giúp hệ thống của khách hàng nhanh chóng lấy lại ổn định.

Tuy nhiên, Lenovo cũng không kém cạnh với các công nghệ software, firmware được tích hợp trên máy chủ, độ ổn định và an toàn của máy chủ Lenovo cũng được đánh giá cao. Lenove không chỉ đa dạng về sản phẩm, đơn giản trong việc thiết lập cấu hình, quản trị, mà còn tiết kiệm về chí phí, hiệu năng cao. Để đáp ứng được các nhu cầu khách nhau của thị trường, Hãng IBM không ngừng nghiên cứu và tung ra hàng loạt các dòng sản phẩm khác nhau vô cùng phong phú, đa dạng, những sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp trong việc lưu trữ dữ liệu ngày càng lớn,  từ dòng máy chủ phục vụ cho nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho đến các tập đoàn lớn, các tổng công ty.

Một ưu điểm rất đáng để xem xét là giá thành của máy chru Lenovo lại mềm hơn HPE, nhưng hiệu suất và tính năng của các máy chủ Lenove lại không kém cạnh HPE. Do đó, tuỳ vào nhu cầu cũng như chi phí cho công nghệ thông tin của từng doanh nghiệp mà chúng ta đưa ra lựa chọn sử dụng hãng máy chủ nào là tối ưu nhất.

Bạn đang không biết nên lựa chọn thuê dịch vụ máy chủ nào phù hợp hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

=========================================================================

P.A Việt Nam tiên phong trong thị trường Internet & Web.
Là nhà đăng ký tên miền lớn nhất Việt Nam.

P.A Việt Nam cung cấp đa dạng các cấu hình Máy Chủ Ảo và Máy Chủ Riêng
Cloud Server
Cloud Server Pro
Máy Chủ Riêng

Tham khảo các ưu đãi: https://www.pavietnam.vn/vn/tin-khuyen-mai/

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm nhiều kiến thức về máy chủ (server): https://kb.pavietnam.vn/?s=server 

Rate this post