Làm cách nào để xác định thời điểm lập hóa đơn điện tử?
Công ty của bạn đang sử dụng hóa đơn điện tử nhưng chưa xác định được thời gian nào để lập hóa đơn? Bài viết sau sẽ giải thích những vấn đề còn băn khoăn cho bạn.
1. QUY ĐỊNH VỀ THỜI ĐIỂM LẬP HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ THEO NGHỊ ĐỊNH 119/2018/NĐ-CP
Theo quy định, thời điểm lập hóa đơn điện tử
- Khi bán hàng hóa: là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, , không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Khi cung ứng dịch vụ: là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ: mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
2. TỔNG CỤC THUẾ PHẢN HỒI CÂU HỎI TỪ CÔNG TY TNHH ĐẠI LÝ THUẾ VŨNG TÀU
(Trích nguồn từ Báo Chính Phủ)
Đơn cử trường hợp Công ty TNHH Đại lý thuế Vũng Tàu vừa qua đã phản ánh:“Trường hợp một số đơn vị nhận được các hóa đơn điện tự mua vào, tại chỉ tiêu được ký bởi công ty có dấu tick nhưng không có chỉ tiêu ngày ký, các tiêu thức khác vẫn bắt buộc đủ theo quy định thì đối với đơn vị nhận được các hóa đơn điện tử mua vào như đã nói trên có phải kê khai, khấu trừ thuế GTGT và được tính vào chi phí được trừ khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm hay không?”
Trả lời vấn đề này, Tổng Cục thuế đã trả lời như sau:
“Căn cứ vào:
- Điều 7, Điều 15 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2014 của Chính phủ quy định hóa đơn điện tử và lập hóa đơn;
- Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập hóa đơn;
- Điều 6, Điều 8 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung của hóa đơn điện tử và lập hóa đơn điện tử;
- Điều 6, Điều 7 và Điều 35 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, về nguyên tắc, trường hợp áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Thông tư số 39/2014/TT-BTC, Thông tư số 32/2011/TT-BT
➜ Thì thời điểm lập hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC.
Theo đó, thời điểm lập hóa đơn điện tử sẽ có 2 trường hợp:
- Đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền;
- Đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền.
Khi lập hóa đơn điện tử phải có đầy đủ các nội dung của hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 32/2011/TT-BTC.
Từ ngày 1/11/2020, việc áp dụng hóa đơn điện tử thực hiện theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành.”
3. GIẢI ĐÁP MỘT SỐ BĂN KHOĂN CỦA KẾ TOÁN KHI XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM LẬP HÓA ĐƠN
3.1 Có thể xuất lùi ngày hóa đơn điện tử được không?
Với những quy định rõ ràng về thời điểm xuất hóa đơn theo từng hình thức bán hàng và từng ngành hàng nhất định, có thể thấy được rằng: KHÔNG ĐƯỢC XUẤT LÙI NGÀY HÓA ĐƠN
→ Đây cũng là một trong những điểm khác biệt lớn nhất của hóa đơn điện tử so với hóa đơn giấy nhằm tăng tính minh bạch, chính xác cho cả bên bán, bên mua và cơ quan thuế.
3.2 Ngày lập và ngày ký hóa đơn điện tử có thể khác nhau không?
Trên thực tế, có nhiều trường hợp phát sinh ngày ký hóa đơn điện tử khác với ngày lập hóa đơn điện tử. Trường hợp này doanh nghiệp thực hiện theo căn cứ tại Điều 7 Nghị định 119/2018/NĐ-CP ở trên. Ngoài ra, doanh nghiệp lưu ý cần căn cứ vào ngày lập hóa đơn để hạch toán doanh thu và chi phí cho phù hợp.
Cùng chuyển đổi Hóa đơn điện tử thông minh để tiết kiệm chi phí và vận hành nhanh hơn