Giấy Phép ICP Là Gì?
ICP là giấy phép cung cấp thông tin trên thiết lập trang tin điện tử trên Internet, nói nôm na là giấy phép mở trang web, được cấp theo Quyết định số 27/2002/QĐ-BVHTT
ICP là giấy phép cung cấp thông tin trên thiết lập trang tin điện tử trên Internet, nói nôm na là giấy phép mở trang web, được cấp theo Quyết định số 27/2002/QĐ-BVHTT ngày 10/10/2002 ban hành ban hành Quy chế quản lý và cấp phép cung cấp thông tin, thiết lập trang thông tin điện tử trên Internet. Giấy phép này trước đây do Bộ Văn hóa Thông tin cấp, hiện tại do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp (Bộ TT&TT thành lập trên cơ sở hợp nhất Bộ Bưu chính – Viễn thông và mảng báo chí, xuất bản của Bộ Văn hóa – Thông tin – http://mic.gov.vn).
Bạn xem thêm Quyết định 27, Nghị định 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 về Internet và Nghị định 31/2001/NĐ-CP ngày 26/6/2001 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá – thông tin. Bạn có thể xem số giấy phép này ở phần dưới cùng của từng trang web.
– Ngày 28/08/2008 Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 97/2008/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet (“Nghị định 97”) thay thế Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23.08.2001. Sự thay đổi đáng chú ý trong Nghị định 97 này là về việc cấp phép thiết lập trang tin điện tử trên internet.
Theo Nghị định 97, trang thông tin điện tử trên internet gồm: trang thông tin hoặc tập hợp trang thông tin phục vụ cho việc cung cấp và trao đổi thông tin trên môi trường Internet, bao gồm trang thông tin điện tử (website), trang thông tin điện tử cá nhân (blog), cổng thông tin điện tử (portal) và các hình thức tương tự khác.
– Bất kỳ một website nào, cung cấp thông tin về lĩnh vực nào cũng cần đăng ký giấy phép ICP do bộ VHTT cấp.
– ICP cần cho một trang báo điện tử, báo điện tử là một trang web tự làm tin, gọi nôm na là tự sản xuất tin nhờ hợp tác với nhà báo. Còn website đơn thuần chỉ là đưa lại tin, không có nhà báo để tự viết tin được.
Thủ tục xin giấy phép ICP bao gồm
– Đơn xin cấp giấy phép (theo mẫu)
– Công văn xin cấp GP
– Công văn đồng ý cho phép thiết lập website của cơ quan chủ quản (nếu có)
– Lý lịch trích ngang của Ban biên tập (it nhất 3 người)
– Đề án xây dựng website
Tất cả mấy cái trên gửi tớ Cục Báo chí, Bộ VHTT. (Theo luật thì 30 ngày phải có hồi âm bằng văn bản).
Thông thường khó khăn của các bạn sẽ nằm ở cái Đề án, có thể bạn sẽ làm lại vài lần và cuối cùng thì….vẫn khó đạt yêu cầu. Muốn đạt yêu cầu thì bạn nên thuê người có kinh nghiệm viết.
Các lưu ý về giấy phép ICP
– Giấy phép ICP chỉ cấp cho tổ chức, do đó chủ website muốn đăng ký thì phải thành lập công ty trước. Hiện tại, (đến 4/2012) vẫn chưa có một quy định nào về cá nhân phải đăng ký giấp phép internet hoặc là cá nhân thì không được thành lập website.
– Cá nhân hoàn toàn có thể thành lập website mà không cần xin giấy phép, nhưng thông tin trên website phải phù hợp Pháp luật, điều này phù hợp với thực tế hiện giờ của Việt Nam.
– Nếu các thông tin trên web hơi lớn tí (có liên quan rộng, cộng đồng, hình ảnh, văn hóa, kinh tế, chính trị…) thì phải đăng ký giấy phép để yên tâm hoạt động, không sợ gì cả.
– Nhưng nếu bạn muốn xin giấy phép cho website đó thì phải thành lập công ty, vì luật quy định chỉ có tổ chức mới xin được giấy phép.
– Cho dù website bạn nhỏ như thế nào đi nữa thì theo luật bạn vẫn có thể bị xử phạt nếu như thông tin trên web được “coi” như là vi phạm.
Một điều không kém quan trọng hơn đó chính là chọn mặt gửi vàng bạn hãy đến với P.A Việt Nam – Nhà đăng ký Tên miền trực thuộc VNNIC, được tổ chức Tên miền quốc tế ICANN công nhận. Nhà cung cấp Hosting, Máy Chủ Server lớn nhất Việt Nam.
Chúng tôi luôn hướng đến các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng: dễ đặt mua, thanh toán nhanh, toàn quyền quản lý và điều chỉnh các tùy chọn theo ý muốn…
Tham khảo các ưu đãi: https://www.pavietnam.vn/vn/tin-khuyen-mai/
Quý khách có thể tham khảo thêm về các bài viết về tên miền tại đây.