Máy chủ LDAP viết tắt của từ Lightweight Directory Access Protocol.
- LDAP được phát triển trên chuẩn X500, đây là chuẩn giao thức cho dịch vụ thư mục (Directory Service – DS) chạy trên mô hình OSI.
- Là một giao thức cho phép người dùng xác định cấu trúc và đặc điểm của thông tin trong thư mục.
- Là một giao thức dạng client-server để truy cập vào một dịch vụ thư mục.
- Các ứng dụng để triển khai LDAP : FreeIPA, OpenLDAP, OPENDS. Active Directory,GLAuth, OpenDJ, RazDC, ApacheDS …
Phương thức hoạt động của máy chủ LDAP
LDAP hoạt động theo mô hình client-server, client sẽ gửi yêu cầu đến LDAP server, server LDAP sẽ tiếp nhận yêu cầu và thực hiện tìm kiếm và trả lại kết quả cho client.
Phương thức kết nối như sau :
- Client sẽ mở một kết nối TCP đến LDAP server và thực hiện một thao tác bind. Thao tác này gồm tên của directory entry và thông tin xác thực sẽ được sử dụng trong quá trình xác thực, thông tin xác thực thông thường sẽ là Password tuy nhiên cũng có thể là ID của người dùng.
- Sau đó Ldap server sẽ nhận thao tác bind này của client để xử lý và trả lại kết quả của thao tác bind.
- Nếu thao tác bind thành công client gửi một yêu cầu tìm kiếm đến Ldap server.
- Server thực hiện xử lý và trả về kết quả cho client.
- Client gửi yêu cầu unbind.
- Server đóng kết nối.
Mô hình của LDAP
LDAP được chia ra làm 4 mô hình:
- LDAP information
- LDAP Naming
- LDAP Functional
- LDAP Security
LDAP information
Mô hình LDAP Information định nghĩa ra các kiểu dữ liệu và các thành phần thông tin cơ bản mà bạn có thể chứa trong thư mục. Hay nó mô tả cách xây dựng ra các khối dữ liệu mà chúng ta có thể sử dụng để tạo ra thư mục.
LDAP Naming
Mô hình LDAP Naming định nghĩa ra cách để chúng ta có thể sắp xếp và tham chiếu đến dữ liệu của mình, hay có thể nói mô hình này mô tả cách sắp xếp các entry vào một cấu trúc có logic và mô hình LDAP Naming chỉ ra cách để chúng ta có thể tham chiếu đến bất kỳ một entry thư mục nào nằm trong cấu trúc đó.
Mô hình LDAP Naming cho phép chúng ta có thể đặt dữ liệu vào thư mục theo cách mà chúng ta có thể dễ dàng quản lý nhất.
Giống như đường dẫn của hệ thống tập tin, tên của một entry LDAP được hình thành bằng cách nối tất cả các tên của từng entry cấp trên(cha) cho đến cấp cao nhất root.
LDAP Function
Đây là mô hình mô tả các thao tác cho phép chúng ta có thể thao tác trên thư mục.
Mô hình LDAP Functional chứa một tập các thao tác chia thành 3 nhóm:
- Thao tác thẩm tra: cho phép chúng ta có thể search trên thư mục và nhận dữ liệu từ thư mục.
- Thao tác cập nhật : thêm, xóa, đổi tên và thay đổi các entry thư mục.
- Thao tác xác thực và điều khiển : cho phép client xác định mình đến chỗ thư mục và điều khiển các hoạt động của phiên kết nối.
LDAP Security
Cuối cùng trong các mô hình LDAP là việc bảo vệ thông tin trong thư mục khỏi các truy cập không được phép. Khi thực hiện thao tác bind dưới một tên DN hay một người vô danh (anonymous) thì với mỗi user có một số quyền thao tác trên thư mục entry. Và những quyền nào được entry chấp nhận tất cả những điều trên gọi là truy cập điều khiển (access control). Hiện nay LDAP chưa định nghĩa ra một mô hình Access Control, các điều kiện truy cập này được thiết lập bởi các nhà quản trị hệ thống bằng các server software.
Một số phương thức để xác thực người dùng trong LDAP
Xác thực người dùng chưa xác định :
Xác thực người dùng chưa xác định là một xử lý ràng buộc đăng nhập vào thư mục với một tên đăng nhập và mật khẩu là rỗng. Cách đăng nhập này rất thông dụng và đuợc thường xuyên sử dụng đối với ứng dụng client.
Xác thực người dùng đơn giản :
Đối với xác thực nguời dùng đơn giản, tên đăng nhập được gửi kèm cùng với một mật khẩu dưới dạng clear text tới máy chủ LDAP.
Xác thực đơn giản thông qua SSL/TLS:
An toàn hơn phương pháp Xác thực đơn giản ở bên trên, lúc này tên đặng nhập trong DN và mật khẩu sẽ tuyền thông một lớp truyền tải được mã hóa.
Bạn có thể tìm kiếm thêm nhiều bài viết khác tại đây
P.A Việt Nam cung cấp đa dạng các cấu hình Máy Chủ Ảo và Máy Chủ Riêng
Cloud Server
Cloud Server Pro
Máy Chủ Riêng
Tham khảo các ưu đãi: https://www.pavietnam.vn/vn/tin-khuyen-mai/