Tổng quan về nagios

  • Monday 31/10/2022

nagios

Nagios core là một ứng dụng phần mềm mã nguồn mở dùng để giám sát mạng và cơ sở hạ tầng. Nó sẽ theo dõi hệ thống, dịch vụ mạng và sẽ cảnh báo khi mà có sự cố xảy ra với những gì nó theo dõi. Nagios là một trong những hệ thống giám sát Linux hiển thị kết quả trên nền web phổ biến nhất hiện nay.

Một số chức năng nagios cung cấp:

  • Giám sát tài nguyên máy chủ
  • Giám sát dịch vụ mạng
  • Giám sát phần cứng
  • Giám sát từ xa
  • Cung cấp phương thức cảnh báo khi gặp sự cố….

Nguồn gốc nagios

Được phát hành vào năm 1999 bởi Ethan Galstad, Nagios được biết đến với tên NetSaint. Sau đó, Nagios được tinh chỉnh bởi nhiều người đóng góp như một dự án nguồn mở. Nagios Enterprises, một công ty dựa trên công nghệ Nagios Core, cung cấp nhiều sản phẩm, như XI, Log Server, Network Analyzer và Fusion

Phương thức hoạt động Nagios

Thu thập thông tin

Nagios sử dụng các Plug-in được cài đặt trên các máy trạm, thực hiện việc kiểm tra các máy trạm và dịch vụ theo định kỳ thông qua Nagios client (Agent). Bạn có thể cài đặt Nagios client trên máy chủ linux, BSD, window…

Chuyển thông tin

Sau khi thu thập đầy đủ thông thi, Nagios sẽ gửi về Nagios Server. Tại đây, trạng thái của các dịch vụ hoặc các quá trình của chúng sẽ được xem xét chi tiết dựa trên công cụ giám sát Nagios web .

Báo kết quả

Sau khi xem xét, thông tin về trạng thái sẽ được gửi tới nhà quản trị qua email, SMS… Trong trường hợp có bất kỳ sự bất thường nào được phát hiện bởi Nagios trên các máy chủ được giám sát thì bạn sẽ nhận được một cảnh báo từ Nagios. Việc theo dõi có thể được cấu hình một cách chủ động hoặc bị động dựa trên mục đích sử dụng của người quản trị.

Cài đặt Nagios trên máy chủ centos

Bước 1: Download nagios

Vào trang https://www.nagios.org/downloads/  đề tiến hành download

Bước 2: Cài đặt

Tạo account: username: nagios ; group: nagios

# useradd nagios

# passwd nagios​

Di chuyển vào thư mục chứa source sau khi giải nén  của NAGIOS và install bằng các lệnh

#./configure –with-command-group=nagios

# make all

# make install

# make install-init

# make install-config

# make install-commandmode

# make install-webconf​

Tạo user để truy cập web NAGIOS

#htpasswd -c /usr/local/nagios/etc/htpasswd.users nagiosadmin

Restart apache

# service httpd restart​

Cấu hình plugin: Lưu ý: gán quyền truy xuất cho user nagios:

#chown nagios.nagios /usr/local/nagios

#chown -R nagios.nagios /usr/local/nagios/libexec​

Cấu hình các file cấu hình trong NAGIOS

Vào thư mục /usr/local/nagios/etc/   để mở các file config lên điều chỉnh

Kiểm lỗi trong quá trình cấu hình

#/usr/local/nagios/bin/nagios -v /usr/local/nagios/etc/nagios.cfg

# service nagios restart​

Đưa Nagios vào system startup

# chkconfig –add nagios

# chkconfig nagios on​

Cài Nagios plugin

# tar -zxvf nagios-plugins-1.4.14.tar.gz

# cd nagios-plugins-1.4.14

# ./configure –with-nagios-user=nagios –with-nagios-group=nagios

# make

# make install​

Ưu điểm và nhược điểm của nagios core

Ưu điểm

  • Là một phần mềm mã nguồn mở và miễn phí.
  • Giám sát tập trung.
  • Có thể tích hợp được nhiều ngôn ngữ khác nhau.
  • Có một cộng đồng phát triển plugins lớn, vì vậy có rất nhiều các plugins đã có sẵn.

Nhược điểm

  • Giao diện đồ họa lâu đời.
  • Không có khả năng tự phát hiện host khi được thêm vào. Người quản trị sẽ phải cấu hình thủ công tất cả các host và các service. Việc này ảnh hưởng đến khả năng mở rộng quy mô khó khăn.

 

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết về công cụ netdata tại đây

P.A Việt Nam cung cấp đa dạng các Plan Hosting đáp ứng yêu cầu của khách hàng
Hosting Phổ Thông
Hosting Chất Lượng Cao

Tham khảo các ưu đãi: https://www.pavietnam.vn/vn/tin-khuyen-mai/

5/5 - (1 bình chọn)