Vấn đề làm tròn số trong kế toán

  • Tuesday 31/01/2023

Nguyên tắc làm tròn số trong kế toán. Cách làm tròn số khi viết hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng…Theo quy định làm tròn số tại Nghị định 174/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

làm tròn số trong kế toán

1. Nguyên tắc về đơn vị tiền tệ rút gọn và làm tròn số trong kế toán

 a. Đơn vị tiền tệ rút gọn

 – Đơn vị kế toán trong lĩnh vực kinh doanh khi lập báo cáo tài chính tổng hợp, báo cáo tài chính hợp nhất từ báo cáo tài chính của các công ty con, đơn vị kế toán trực thuộc hoặc đơn vị kế toán cấp trên trong lĩnh vực kế toán nhà nước khi lập báo cáo tài chính tổng hợp, báo cáo tổng quyết toán ngân sách năm từ báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách của các đơn vị cấp dưới nếu có:

+ Ít nhất 1 chỉ tiêu trên báo cáo có từ 9 chữ số trở lên thì được sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là nghìn đồng (1.000 đồng),

+ Từ 12 chữ số trở lên thì được sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là triệu đồng (1.000.000 đồng),

+ Từ 15 chữ số trở lên thì được sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là tỷ đồng (1.000.000.000 đồng). 

 –  Đơn vị kế toán khi công khai báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách được sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn theo quy định tại khoản 4.

 –  Khi sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn, đơn vị kế toán được làm tròn số bằng cách: Chữ số sau chữ số đơn vị tiền tệ rút gọn nếu bằng 5 trở lên thì được tăng thêm 1 đơn vị; nếu nhỏ hơn 5 thì không tính.

Nguồn tham khảo:

+ Điều 10, Luật kế toán số 88/2015/QH13, hiệu lực 01/01/2017

+ Điều 4, Nghị định 174/2016/NĐ-CP, hiệu lực 01/01/2017

 b. Làm tròn số trong kế toán

Căn cứ theo khoản 6 Điều 4 Nghị định 174/2016/NĐ-CP, khi sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn, đơn vị kế toán được làm tròn số bằng cách: Chữ số sau chữ số đơn vị tiền tệ rút gọn nếu bằng 5 trở lên thì được tăng thêm 1 đơn vị; nếu nhỏ hơn 5 thì không tính.

Như vậy ta có thể hiểu rằng:

Số lẻ sau hàng đơn vị có giá trị >= 5 thì cộng thêm 1 đơn vị (làm tròn lên)

Số lẻ sau hàng đơn vị có giá trị <5 thì không tính (bỏ)

Ví dụ:

Giả sử bạn có hóa đơn có giá trị: 25.561,78 đồng. Khi làm tròn thành 25.562 đồng.

Nếu bạn có giá trị là 9.692 đồng. Thì không được làm tròn thành 9.7 đồng. Mà phải giữ nguyên giá trị 9.692 đồng.

2. Nguyên tắc làm tròn số khi viết hóa đơn giá trị gia tăng

 a. Quy định về chữ số trên hóa đơn giá trị gia tăng

Tại điểm b, khoản 13, Điều 10, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP có quy định:

“Chữ số hiển thị trên hóa đơn là chữ số Ả-rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Người bán được lựa chọn: sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.), nếu có ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị hoặc sử dụng dấu phân cách số tự nhiên là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị trên chứng từ kế toán”.

 b. Quy định về đồng tiền kế toán ghi trên hóa đơn và các chỉ tiêu trên hóa đơn

– Tại điểm c, khoản 13, Điều 10 của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP có nêu rõ:

Đồng tiền ghi trên hóa đơn là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”. 

– Trên hóa đơn giá trị gia tăng bao gồm các chỉ tiêu sau:

  • Số lượng;
  • Đơn giá hàng hóa, dịch vụ;
  • Thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng;
  • Thuế suất thuế giá trị gia tăng;
  • Tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất;
  • Tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng;
  • Tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.

Kế toán cần quan tâm đến quy định làm tròn số cho các chỉ tiêu tiền tệ gồm: Đơn giá, Thành tiền chưa có thuế GTGT, Tiền thuế GTGT, Tổng tiền thanh toán đã có thuế GTGT.

 c. Về làm tròn số trong trường hợp viết hóa đơn bằng ngoại tệ

làm tròn số trong kế toán

Tại điểm c, khoản 13, Điều 10 của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP có quy định:

–  Trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối thì đơn giá, thành tiền, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng ngoại tệ, đơn vị tiền tệ ghi tên ngoại tệ. Người bán đồng thời thể hiện trên hóa đơn tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
–  Mã ký hiệu ngoại tệ theo tiêu chuẩn quốc tế (ví dụ: 13.800,25 USD – Mười ba nghìn tám trăm đô la Mỹ và hai mươi nhăm xu, ví dụ: 5.000,50 EUR- Năm nghìn ơ-rô và năm mươi xu).
–  Trường hợp bán hàng hóa phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối và được nộp thuế bằng ngoại tệ thì tổng số tiền thanh toán thể hiện trên hóa đơn theo ngoại tệ, không phải quy đổi ra đồng Việt Nam.

==> Do vậy Nếu trường hợp hóa đơn giá trị gia tăng cần viết theo ngoại tệ thì chỉ tiêu “Đơn giá”, “Thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng”, “Tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất”, không phải là đồng =>  Không nhất thiết phải làm tròn mà theo thực tế nghiệp vụ. Sau này khi quy đổi từ ngoại tệ sang đồng nhằm mục đích hạch toán kế toán thì kế toán có thể áp dụng nguyên tắc làm tròn số trong kế toán đã trình bày tại mục 1.

 

Trên là bài viết về Vấn đề làm tròn số trong kế toán để Quý khách có thể hiểu rõ một cách dễ dàng.

Quý khách có thể tham khảo thêm về các bài viết về hóa đơn điện tử tại đây

P.A Việt Nam cung cấp dịch vụ Hóa Đơn Điện Tử CHỈ TRONG 30S NHANH CHÓNG | TIẾT KIỆM | AN TOÀN

https://hoadon30s.vn/

5/5 - (1 bình chọn)