Wifi 7 new ra mắt và top các điều cần biết
Wifi 7 – Hiện tại Wifi 6 đã trở thành một chuẩn kết nối phổ biến với các sản phẩm công nghệ, thiết bị điện tử (smartphone, laptop, tablet) hỗ trợ phong phú và đa dạng từ trung cấp đến cao cấp. Không dừng bước ở đó, khi Wifi 6 vừa được tung ra thị trường thì các công ty viễn thông đã bắt đầu phát triển mô hình tiếp theo là Wifi 7. Trong bài viết hôm nay, mình sẽ viết về các vấn đề xoay quanh Wifi 7.

Wifi là gì? Các khái niệm về Wifi
Thiết bị mạng đang ngày càng tân tiến hơn để có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng Internet của con người. Trong đó, công nghệ kết nối cùng với các thiết bị mạng Wifi đã trở thành một phần không thể thiếu trong nền văn minh nhân loại ngày nay.

Wifi là viết tắt của Wireless Fidelity. Nhiệm vụ của wifi này là sử dụng sóng vô tuyến để truyền tín hiệu đến các thiết bị kết nối mà không kết đến đây. Loại sóng vô tuyến này giống như sóng điện thoại, radio,.. nhưng đường truyền sóng ngắn hơn.

Wifi hoạt động như thế nào?
Nguyên tắc hoạt động của Wifi cũng rất đơn giản. Để có thể phát wifi bạn chỉ cần:
- Chuẩn bị một bộ phát wifi như router wifi, modem wifi,.. Sau đó kết nối bộ phát wifi này với tín hiệu internet từ các nhà mạng thông qua một dây cáp mạng gọi là đường truyền hữu tuyến. Đường truyền này khi được truyền đến bố phát wifi sẽ chuyển thành tín hiệu vô tuyến.
- Sau đó những thiết bị thông minh sẽ nhận được đường truyền vô tuyến thông qua các card wifi được gắn trên thiết bị và chuyển thành tín hiệu internet.
- Cuối cùng khi người dùng tìm kiếm thông tin nào đó thì bộ phát wifi sẽ nhận tín hiệu vô tuyến từ card wifi trên thiết bị thông minh và giải mã chúng và gửi lại cho người dùng.

Nguyên tắc hoạt động của Wifi?
Mặc dù wifi đã trở nên phổ biến và được rất nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, có rất ít người không biết wifi hoạt động như thế nào?
- Hiện nay, wifi là nguồn mạng được nhiều người sử dụng. Chính vì vậy mà số lượng người sử dụng wifi trên thế giới chiếm tới hơn 60%. Tuy nhiên, khoảng cách phát tín hiệu không xa và chỉ trong một ngắn.
- So với những công cụ khác thì wifi hoạt động phức tạp hơn. Để giao tiếp với các thiết bị khác thì phải cần sử dụng đến giao thức kết nối internet. Ngược lại, chính những ngôn ngữ này đã tạo ra cấu trúc của wifi.
- Hiện tại wifi sử dụng hai băng tần phổ biến là 2,4GHz và 5GHz. Tuy nhiên, đối với những wifi sử dụng băng tần 2.4GHz sẽ phát tín hiệu nhanh và xa hơn nhưng dễ bị nhiễu do trùng tần số với các thiết bị vô tuyến khác.
- Ngược lại đối với những wifi sử dụng băng tần 5GHz thì tín hiệu được truyền ngắn hơn nhưng lại mạnh do ít trùng tần số với các thiết bị khác. Bởi wifi băng tần 5GHz có nhiều làn dữ liệu khác nhau. Vì vậy mà những dữ liệu được truyền qua lại với nhau không bị tắc nghẽn và nhanh hơn.
- Hầu hết các bộ phát wifi hiện nay đều có tính năng bảo mật và được áp dụng chuẩn bảo mật WPA2.Ngoài ra, bộ phát wifi còn có thêm nhiều tính năng khác như AES giúp đường truyền dữ liệu được đảm bảo và an toàn hơn khi được truyền từ một thiết bị khác.

Tóm lại, chính vì những lợi ích và tính năng mà wifi mang lại mà thiết bị phát sóng này ngày càng được dần thay thế những thiết bị cũ. Trải qua nhiều chuẩn không dây thì hiện tại đã đến chuẩn Wifi 7, để tìm hiểu thêm về lịch sử các chuẩn không dây thì hãy xem tiếp phần dưới
Lịch sử về các chuẩn không dây
Dưới đây là thông tin về các chuẩn wifi:
- IEEE 802.11 (Wifi 1):: Chuẩn wifi này hiện đã không còn tồn tại và được tạo ra vào năm 1997 và hỗ trợ tốc độ kết nối tối đa nhanh chóng mặt là 54 megabit / giây (Mbps). Chuẩn kết nối này bây giờ đã trở nên quá chậm và bao phủ quá ít để có thể áp dụng cho bất cứ ứng dụng thực tế nào. Do đó ngày nay gần như không còn thiết bị nào sử dụng chuẩn 802.11 gốc nữa.

- IEEE 802.11b (Wifi 2): Được tạo ra vào năm 1999, tiêu chuẩn này sử dụng băng tần 2.4GHz điển hình hơn và có thể đạt tốc độ tối đa 11Mbps. 802.11b là chuẩn khởi đầu cho sự phổ biến của Wi-Fi.
- IEEE 802.11a (Wifi 2): Cũng được tạo ra vào năm 1999, phiên bản Wi-Fi này hoạt động trên băng tần 5GHz. Điều này được thực hiện với hy vọng ít gặp phải nhiễu sóng hơn vì nhiều thiết bị (giống như hầu hết các điện thoại không dây) cũng sử dụng băng tần 2.4GHz. 802.11a cũng khá nhanh, với tốc độ dữ liệu tối đa đạt 54Mbps. Tuy nhiên, tần số 5GHz gặp nhiều khó khăn hơn với các vật thể rắn, đặc như tường,.. của tín hiệu nên phạm vi thường kém

- IEEE 802.11g (Wifi 3): Được thiết kế vào năm 2003, chuẩn kết nối wifi 802.11g đã nâng tốc độ dữ liệu tối đa lên 54Mbps trong khi vẫn sử dụng băng tần 2.4GHz đáng tin cậy. Điều này dẫn đến việc tiêu chuẩn được áp dụng rộng rãi.

- IEEE 802.11n (Wifi 4): Được giới thiệu vào năm 2009, phiên bản này được áp dụng ban đầu chậm. Chuẩn Wifi 802.11n hoạt động trên cả 2.4GHz và 5GHz, cũng như hỗ trợ sử dụng đa kênh. Mỗi kênh cung cấp tốc độ dữ liệu tối đa là 150Mbps, có nghĩa là tốc độ dữ liệu tối đa của tiêu chuẩn là 600Mbps.

- IEEE 802.11ac (Wifi 5): Tiêu chuẩn ac là tiêu chuẩn mà bạn sẽ thấy hầu hết các thiết bị không dây đang sử dụng tại thời điểm viết bài. Được phát hành lần đầu vào năm 2014, ac tăng đáng kể thông lượng dữ liệu cho các thiết bị Wi-Fi lên đến tối đa 1.300Mbps. Hơn nữa, ac bổ sung hỗ trợ MU-MIMO, bổ sung các kênh phát sóng Wi-Fi cho băng tần 5GHz và hỗ trợ nhiều ăng-ten hơn trên một bộ định tuyến duy nhất.

- IEEE 802.11ax (Wifi 6) : Tiếp theo cho bộ định tuyến và các thiết bị không dây của bạn là tiêu chuẩn ax. Bạn sẽ có quyền truy cập vào thông lượng mạng lý thuyết là 10Gbps — cải thiện khoảng 30-40% so với tiêu chuẩn ac. Hơn nữa, trục không dây sẽ tăng dung lượng mạng bằng cách thêm các kênh con quảng bá, nâng cấp MU-MIMO và cho phép nhiều luồng dữ liệu đồng thời hơn.
- IEEE 802.11be (Wifi 7): Mặc dù các thông số kỹ thuật cho 802.11be vẫn chưa được hoàn thiện, nhưng rất có khả năng đây sẽ trở thành sự kế thừa của 802.11ax. Theo các bài khảo sát , 802.11be sẽ cung cấp “băng thông tăng gấp đôi và số lượng luồng không gian tăng lên, cùng nhau cung cấp tốc độ dữ liệu cao tới 40 Gbps.”
Sự ra đời của Wifi 7 new sắp tới
Wifi 7 là thế hệ kết nối không dây mới nhất của công nghệ Wifi. Công nghệ kết nối của tương lai này sở hữu những phát triển mới về khả năng, cùng với những cải tiến tinh tế về độ trễ, tăng dung lượng, và mang đến kết nối ổn định và hiệu quả cho người dùng.

Wifi 7 hoạt động như thế nào?
- Theo như quy chuẩn đặt tên hiện nay, Wifi 6 được gọi là IEEE 802.11ax, còn Wifi 7 sẽ được gọi là IEEE 802.11be.
- Tương tự như cách thức cũ, Wifi 7 sẽ có khả năng tương thích ngược với các tiêu chuẩn khác của Wifi thế hệ trước.
- Ngoài ra, đặc điểm nổi bật của thế hệ Wifi thứ 7 chính là khả năng khiến kết nối Ethernet có thể sẽ trở nên chậm chạp và lỗi thời do tốc độ nhanh, sự ổn định cùng với các đặc điểm khác.
- Công nghệ Wifi 7 có thể hứa hẹn một khả năng mở rộng băng thông đến 30 Gbps tại mỗi điểm truy cập, tức là gấp 3 lần hơn so với tốc độ 9.6 Gbps của Wifi 6.
- Trong Wi-Fi 7 sẽ có một độ rộng kênh tối đa lên đến 320 MHz nên sau khi tăng gấp đôi kích thước kênh tối đa đối với Wi-Fi 6 (ở băng tần 5 GHz và 6 GHz, độ rộng kênh tối đa là 160 MHz), bạn sẽ có thể tăng gấp đôi hiệu suất thực của kết nối.
- Trong trường hợp này, Wi-Fi 7 cho phép các kênh 160 + 160 MHz, 240 + 80 MHz và 160 + 80 MHz kết hợp các khối phổ không liền kề. Điều này có nghĩa là các kênh này không cần thiết phải liền kề nhau và sẽ hữu ích khi thêm các kênh ít sử dụng được phân bổ trên toàn dải tần số, 5 GHz hoặc băng tần 6 GHz mới có sẵn từ tiêu chuẩn Wi-Fi 6E.
- Trong khi đó, công nghệ kết nối có dây Ethernet tiêu chuẩn hiện nay có tốc độ truyền tải là 10 Gbps. Vậy thì dựa theo tốc độ lý thuyết trên, nếu các thiết bị có hỗ trợ và có thể tương tác được với các bộ phát Wifi 7 có lẽ ngày chúng ta không cần tới kết nối mạng có dây Ethernet đã đến rất gần rồi.
Các ưu điểm và so sánh Wifi 7
Tốc độ rất cao:

- Nếu như mang Wifi 7 so với các thế hệ Wifi hiện tại và trước đây, chuẩn kết nối Internet không dây mới này có khả năng tăng gấp đôi cả băng thông lẫn số lượng Spatial Streams trong MU-MIMO.
- Bên cạnh đó, theo như dự kiến thì Wifi 7 sẽ được áp dụng phương pháp điều chế mới (MCS) 4K-QAM giúp tăng tốc độ theo như lý thuyết lên 20% so với phương pháp điều chế 1024-QAM trên Wifi 6.
- Như vậy, dựa trên lý thuyết thì tốc độ của Wifi 7 có thể đạt được sẽ cao gần gấp 5 lần so với tốc độ hiện tại của Wifi 6, tức là sẽ rơi vào khoảng 46 Gbps.
Các kênh sẽ có độ rộng băng thông lên đến 320 MHz:

- Cũng như Wifi 6E, Wifi 7 cho phép các thiết bị sử dụng tần số thứ ba để truyền tải không dây. Ngoài tần số 2.4GHz và 5GHz, chúng còn hoạt động ở tần số 6MHz. Vì cho đến thời điểm hiện tại, chỉ có một vài sản phẩm Wifi được thiết kế cho tần số này nên kết nối 6GHz có khả năng kết nối ít bị gián đoạn và cho tốc độ truyền tải nhanh hơn.
- Đối với Wifi 7, chuẩn kết nối này sẽ tăng tốc tần số 6GHz bằng cách cho phép các kênh radio có 320 MHz trên tần số này – rộng gấp đôi so với các kênh 160 MHz trên 5GHz.
- Các thiết bị dành cho thị trường châu Âu có thể sử dụng một kênh 320 MHz duy nhất vì EU chỉ công bố dải tần từ 5945 đến 6425 MHz cho mạng không dây 6 GHz.
- Tại Hoa Kỳ, phổ tần rộng hơn từ 5925 đến 7125 MHz, đó là lý do tại sao ba kết nối Wi-Fi với kênh 320 MHz có thể truyền song song trên 6GHz mà không bị nhiễu.
Công nghệ OFDMA được nâng cấp:

- OFDMA – viết tắt của cụm từ Orthogonal Frequency Division Multiple Access đã xuất hiện trên Wifi 6.Đây là công nghệ giúp ổn định cũng như tối ưu hóa tốc độ truyền tải cũng như phân bố tài nguyên. Thế nhưng ở những phiên bản trước, OFDMA đã không thể phát huy được hết tác dụng của mình.
- Đầu tiên là nó chỉ cấp phát cho duy nhất một đơn vị tài nguyên RU và thứ hai là nó không hỗ trợ các liên kết trực tiếp giữa những máy khách mà sẽ phải thông qua AP.
- Còn khi được áp dụng vào Wifi 7, OFDMA đã được nâng cấp và cải tiến rất nhiều và giải quyết được triệt để các vấn đề trên. Giờ đây, mỗi máy khách đều có thể gán được nhiều RU, điều này giúp tránh lãng phí, giảm băng thông khi không có nhiều máy khách kết nối.
Wifi 7 với MU-MIMO:

- Một trong những phát triển mới giúp cải thiện khả năng của 802.11a là MIMO. Và Wifi 7 cũng không phải là ngoại lệ, và nó sử dụng công nghệ MU-MIMO với 16 luồng (spatial streams) trên toàn bộ máy khách đang kết nối vào điểm truy cập.
- Cải tiến này giúp cho băng thông lý thuyết được tăng lên hai lần, tuy nhiên thực tế có thể không đạt được như vậy do tất cả các luồng trên AP đều được kết nối với một máy chủ và sử dụng cùng một cách thức để đơn giản hóa sự phức tạp.
- Ngoài ra, khi sử dụng nhiều luồng kết nối sẽ dẫn đến hiện tượng Sounding overhead khiến cho việc đo đạc các thuộc tính kênh bị gián đoạn, vấn đề này vẫn đang được bàn luận để có cách khắc phục.
Multi-Link Operation:

- MLO (Multi-Link Operation) là một tính năng cần thiết giúp cân bằng tốc độ tải và kết hợp nhiều kênh trên nhiều tần số khác nhau mang lại hiệu suất tốc độ tốt nhất.
- Giải thích dễ hiểu hơn thì Router Wifi 7 có thể dùng linh hoạt tất cả mọi băng tần và kênh có sẵn, tránh việc bị nhiễu băng tần và cải thiện tốc độ kết nối.
QAM cao hơn:

- QAM (Quadrature Amplitude Modulation) là phương pháp gửi và nhận dữ liệu dưới dạng sóng tần số vô tuyến. Nó càng cao, bạn càng có thể thêm nhiều thông tin. Wifi 7 hỗ trợ 4K-QAM, Wifi 6 hỗ trợ 1024-QAM và Wifi 5 được giới hạn ở 256-QAM.
- Mức tăng tiềm năng rất phức tạp bởi cường độ tín hiệu, nhiễu nền và nhiễu. Vì vậy, khi QAM tăng lên, phạm vi giảm xuống và bạn cần tín hiệu mạnh hơn.
- Vì vậy, bước nhảy vọt lên lên tới 1024-QAM của Wifi 6 giúp tăng tốc độ dữ liệu tăng khoảng 25% so với Wifi 5. Bước nhảy vọt của Wifi 7 lên 4K-QAM có nghĩa là hiệu suất cao nhất sẽ tăng khoảng 20%.
So sánh Wifi 7 và các Wifi đời trước:
- Wifi 7 là phiên bản cải tiến thế hệ mới, có những tính năng nâng cấp hơn nhiều so với phiên bản Wifi 6 trước đó. Khác biệt dễ nhận thấy nhất của hai phiên bản này chính là về mặt tốc độ.
- Công nghệ Wifi 6 chỉ đạt tốc độ lý thuyết tối đa là 9,6Gbps và thêm băng tần 6GHz. Nhưng Wifi 7 vẫn có 3 băng tần nhưng đạt tốc độ lý thuyết lên đến 46Gbps.

- Băng thông bổ sung đó là nhờ sự kết hợp của việc trải rộng tín hiệu trên các dải tần số và mở rộng kênh riêng lẻ. Trong khi Wifi 6 chỉ hỗ trợ các kênh có băng tần tối đa là 160MHz thì WiFi 7 hỗ trợ các kênh có băng tần tối đa gấp hai lần băng thông Wifi 6 hỗ trợ là 320 MHz.

- Bên cạnh đó, công nghệ mới tích hợp tính năng đa liên kết MLO, cho phép các thiết bị có thể gửi – nhận dữ liệu cùng lúc trên các dải tần và kênh khác nhau, tận dụng tối đa những gì có sẵn. Trong khi đó, Wifi 6 chỉ có thể dùng một băng tần hoặc một kênh trong cùng một thời điểm mặc dù nó cấp quyền vào tất cả băng tần như nhau.
- Ngoài ra, theo dự thảo, Wifi 7 được ứng dụng phương pháp điều chế MCS mới 4K-QAM cho tốc độ lý thuyết tăng thêm 20% so với phương pháp điều chế 1024-QAM được Wifi 6 áp dụng.
Bài viết trên đã chia sẻ hoàn tất 1 số kiến thức liên quan Wifi 7 đến với các bạn. Bài viết sẽ được bổ sung nếu có thêm các tin tức về công nghệ cũng như bài test trải nghiệm review về chuẩn mạng Wifi 7 này. Xin cảm ơn các bạn đã đọc.

P.A Việt Nam tiên phong trong thị trường Internet & Web.
Là nhà đăng ký tên miền lớn nhất Việt Nam. Chuyên nghiệp trong lĩnh vực Tên miền, Website, Email, Server, Thiết kế Web.
Thông tin kiến thức vps-dedicated-colocation tại: https://kb.pavietnam.vn/category/vps-dedicated-colocation
Đăng ký dịch vụ P.A Việt Nam: https://www.pavietnam.vn/
P.A Việt Nam cung cấp đa dạng cấu hình VPS và Dedicated tại: Cloud Server – Cloud Server Pro – Máy Chủ Riêng
Tham khảo các Ưu đãi hiện có tại: https://www.pavietnam.vn/vn/tin-khuyen-mai/
Facebook: https://www.facebook.com/pavietnam.com.vn